Với nền kinh tế hiện tại, môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị
trường để chiếm giữ thị phần thì việc một doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng
là vô cùng quan trọng. Để sản xuất ra một sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn thì những
nhà sản xuất phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing rõ ràng và hiệu quả.
Vậy chiến lược Marketing là gì? Chiến lược Marketing là cách mà Doanh nghiệp thực
hiện để đạt được mục tiêu marketing và thường liên quan đến 4P cụ thể là:
· Sản phẩm.
· Giá.
· Phân phối.
· Xúc tiến bán hàng.
Tuy nhiên mọi chiến lược Marketing được vạch ra không chỉ để nhằm tạo ra doanh số mà còn
phải tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp không chỉ xây dựng cho mình một chiến
lược Marketing tốt mà còn phải biết cách quản lý nó hiệu quả.
Quản trị Marketing là nghệ thuật và khoa học của việc lựa chọn thị trường mục tiêu và
nắm bắt, lưu giữ và phát triển khách hàng thông qua việc tạo ra, cung cấp và truyền thông
những giá trị vượt trội cho khách hàng.
Mỗi doanh nghiệp có thể có một sản phẩm hay có nhiều sản phẩm, mỗi một sản phẩm
có một chiến lược marketing hay tất cả các sản phẩm chỉ có một chiến lược marketing điều đó
phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Nhưng mong muốn cuối cùng của họ vẫn là đạt được mục
tiêu kinh doanh như: doanh số tăng cao, đạt được lợi nhuận, thị phần của công ty trên thị
trường không ngừng phát triển… dù có đi bằng con đường nào chăng nữa thì họ vẫn phải xác
định và trải qua 4P. Ta hãy đi xem xét cụ thể 4P này.
+ Sản phẩm: là những thứ đem ra thị trường để chào bán nhằm thoả mãn một nhu cầu
nào đó của người tiêu dùng.
Để có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, khi ra các quyết định về sản phẩm mỗi doanh
nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau: về chủng loại sản phẩm, thuộc tính sản phẩm,
thương hiệu sản phẩm, bao bì nhãn hàng hoá, dịch vụ hỗ trợ.
· Chủng loại sản phẩm: cần xem xét hai khía cạnh sau.
Hỗn hợp sản phẩm: là toàn bộ sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra trên thị trường.
Dòng sản phẩm: là những sản phẩm có sự tương tự về đặc điểm, khoảng giá,
kênh phân phối, truyền thông.
· Các quyết định về thuộc tính sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm:
Độ bền, độ tin cậy, tính chính xác, dễ sử dụng, dễ sửa chữa.
Được đo theo sự cảm nhận của khách hàng.
Các đặc điểm của sản phẩm.
Tính năng của sản phẩm.
Là công cụ để khác biệt hoá.
Thiết kế sản phẩm.
Kiểu dáng, màu sắc.
Là công cụ hiệu nghiệm để khác biệt hoá.
· Các quyết định về thương hiệu sản phẩm: thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu
tượng hay thiết kế hoặc một sự kết hợp những yếu tố đó nhằm xác nhận hàng hoá hay
dịch vụ của người bán và phân biệt chúng với những sản phẩm hay dịch vụ của các đối
thủ cạnh tranh.
Tên: có thể phát âm được thành tiếng như con số, từ.
Biểu tượng: không thể phát thành âm thanh mà nó là biểu tượng, màu sắc, hình
ảnh.
· Chiến lược về bao bì, nhãn hàng hoá.
Bao bì: yêu cầu về số cấp của bao bì, chất liệu, kiểu dáng, kích cỡ…
Nhãn hàng hoá: chất liệu, thông tin và tính thẩm mỹ…
· Các quyết định về dịch vụ hỗ trợ:
Các loại dịch vụ hỗ trợ:
Các dịch vụ trước khi bán: thông tin chỉ dẫn, gửi đồ, giữ xe…
Các dịch vụ sau khi bán hàng: tín dụng, giao hàng, lắp đặt, bảo hành, thông tin tiếp
về sản phẩm mới…
Các chiến lược về nhà cung cấp dịch vụ sau khi bán hàng:
Nhà sản xuất cung cấp.
Nhà sản xuất uỷ quyền cho nhà trung gian cung cấp.
Nhà sản xuất uỷ quyền cho một hãng chuyên môn độc lập.
Nhà sản xuất để khách hàng tự phục vụ thiết bị của họ.
+ Giá cả: là khoản tiền phải trả để có được một đơn vị hoặc một lượng sản phẩm hữu
hình hay dịch vụ từ người bán. Các quyết định về giá như: xác định giá cơ sở (giá ban đầu) là
giá bán trong những điều kiện chung nhất được áp dụng cho mọi khách hàng, xác định các
điều chỉnh từ giá cơ sở cho phù hợp với những điều kiện cụ thể.
Quy trình xác định giá cơ sở:
– Lựa chọn mục tiêu định giá bao gồm các mục tiêu như:
· Các mục tiêu hướng lợi nhuận: tối đa hoá lợi nhuận hay đạt được một lợi nhuận mong
muốn.
· Các mục tiêu hướng doanh số: tối đa hoá doanh thu (tối đa hoá thị phần), đạt doanh số
mục tiêu (đạt thị phần mục tiêu).
· Các mục tiêu khác: tạo hình ảnh dẫn đầu về chất lượng, đảm bảo sống sót (đối với các
doanh nghiệp nhỏ khi bị cạnh tranh mạnh mẽ giá được định ra sao cho bù đắp được một
phần hoặc toàn bộ chi phí), bình ổn giá..
– Phân tích đặc điểm nhu cầu của khách hàng về:
· Giá kỳ vọng: khoảng giá chấp nhận được.
· Tính nhạy cảm đối với giá: độ co giãn (độ đàn hồi) của cầu theo giá.
· Tính thời điểm của cầu: mức nhu cầu tại những thời điểm khác nhau.
– Phân tích chi phí:
· Chi phí cố định: chi phí không thay đổi khi khói lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
· Chi phí biến đổi: chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh:
· So sánh với giá bán và chi phí của đối thủ cạnh tranh bằng các phương pháp như: lấy
báo giá của đối thủ cạnh tranh, mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, phân tích cơ cấu
chi phí của đối thủ cạnh tranh…
· Phân tích sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh như: nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu ý kiến của khách hàng về sản phẩm của
doanh nghiệp hay của đối thủ cạnh tranh…
– Lựa chọn phương pháp định giá, có các cách định giá sau:
· Định giá trên cơ sở chi phí
· Định giá trên cơ sở thị trường
– Lựa chọn mức giá cuối cùng: trước khi đưa ra mức giá cuối cùng doanh nghiệp cần xem xét
các yếu tố sau:
· Tác động của giá tới tâm lý người tiêu dùng.
· Ảnh hưởng của các công cụ Marketing khác đến giá.
· Mục tiêu và chiến lược của Doanh nghiệp.
· Tác động của giá tới các bên khác: đối thủ cạnh tranh, nhà trung gian, chính phủ…
+ Phân phối:
– Quá trình phân phối: là quá trình làm cho một sản phẩm, dịch vụ trở nên sẵn sàng có cho việc
sử dụng hay tiêu dùng.
– Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức độc lập tham gia vào quá trình làm cho sản phẩm, dịch
vụ trở nên sẵn sàng có cho việc sử dụng hay tiêu dùng.
Để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nếu như nhà sản xuất không lựa chọn các kênh
phân phối mà tự mình phân phối thì sự thành công của sản phẩm là rất khó. Chính vì vậy các
doanh nghiệp nên lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp để đảm bảo sự thành công của sản
phẩm mới. Khi có các quyết định về phân phối cần chú ý các vấn đề sau:
· Thiết kế kênh:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng.
Xác định các mục tiêu phân phối.
Xác định kiểu kênh.
Xác định cường độ phân phối.
Xác định các điều khoản phân phối.
Đánh giá phương án phân phối đã chọn.
· Xác định các mục tiêu phân phối : thiết lập các mục tiêu liên quan đến những yêu cầu
của khách hàng về số chủng loại sản phẩm, quy mô hàng mua sắm, thời gian chờ đợi…
· Lựa chọn kiểu kênh, có các loại kiểu kênh sau:
Theo đặc điểm sản phẩm: kênh phân phối hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp và
dịch vụ.
Theo số cấp của kênh: 0,1,2,3,4…
Cấp của kênh: tập hợp những người trung gian thực hiện cùng một chức năng
trong việc đưa sản phẩm và quyền sở hữu đến gần hơn khách hàng.
Theo đặc điểm sở hữu: nhà buôn, đại lý…
Theo đặc điểm chủng loại sản phẩm và tính chất của cửa hàng như: cửa hàng
chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, siêu thị tổng hợp.
· Lựa chọn cường độ phân phối
Phân phối độc quyền
Phân phối chọn lọc (hạn chế)
Phân phối rộng rãi
· Xác định các điều khoản phân phối
· Đánh giá các phương án kênh.
+ Truyền thông bán hàng, để có một chương trình truyền thông hiệu quả cần qua các
bước sau:
– Xác định khán giả mục tiêu:
· Truyền thông tới ai? những người mua hiện tại hay tiềm năng, cá nhân hay tổ chức…
· Phân tích hình ảnh hiện tại: mức độ biết đến sản phẩm, mức độ ưa thích đối với sản
phẩm…
– Xác định mục tiêu truyền thông: xác định các giai đoạn đáp ứng nhu cầu của con người thông
qua truyền thông.
Ví dụ như:
· Giai đoạn đáp ứng nhận thức, lý trí: tiếp xúc, biết, hiểu.
· Giai đoạn đáp ứng nhận thức cảm xúc: quan tâm, thích, hâm mộ, đánh giá, bị thuyết
phục, ý định mua.
· Giai đoạn đáp ứng hành vi: dùng thử, mua, mua tiếp.
– Thiết kế thông điệp, phải chú ý đến các tiêu chí nội dung thông điệp (phong cách thu hút
nhấn mạnh vào lý trí, cảm xúc và đạo đức), cấu trúc thông điệp (có hay không có kết luận,
tranh luận một phía hay hai phía…), định dạng thông điệp (thông điệp in ấn, thông điệp phát
thanh, thông điệp truyền hình…)
– Lựa chọn kênh truyền thông: truyền thông cá nhân hay truyền thông phi cá nhân.
– Xác định tổng ngân sách truyền thông.
– Quyết định hỗn hợp về truyền thông Marketing.
– Đo lường kết quả truyền thông.
Doanh nghiệp lựa chọn để phân tích chiến lược Marketing.
Doanh nghiệp mà tôi lựa chọn để tìm hiểu chiến lược Marketing là Công ty (TNHH)
May Thêu Giày Xuất Nhập Khẩu An Phước.
Khởi nguồn từ năm 1992 thành lập Cơ sở may An Phước với quy mô rất nhỏ 50 công nhân và
30 thiết bị sản xuất ngành may, chuyên may gia công hàng cho các Công ty Xuất khẩu.
Đến năm 1993, khi luật Doanh nghiệp ra đời cơ sở May An Phước đã chuyển đổi mô
hình thành Công ty (TNHH) May Thêu Giày Xuất Nhập Khẩu An Phước với số lượng cán bộ
công nhân viên trên 300 người, và 250 thiết bị chuyên dùng cho ngành may và nhận gia công
hàng trực tiếp cho các công ty như: Gieneralimex, Công ty Nisso Aiwai rồi các Công ty ở
Nhật, Châu Âu.
Năm 1997, Công ty cho ra đời sản phẩm may nhãn hiệu An Phước ( ) với các
sản phẩm chính là: Sơ mi, quần tây, Vest và các mặt hàng khác.
Cũng trong năm 1997, Công ty mua bản quyền thương hiệu với các
mặt hàng: Sơ mi, quần tây, Vest, đồ lót và được phép bán các phụ kiện kèm theo cửa hàng.
Cuối tháng 12 năm 1997, Công ty cho ra đời cửa hàng đầu tiên tại 100/11 – 12 An
Dương Vương (Cửa hàng số 1) cho hai nhãn hiệu , với trên 100mặt
hàng.
Hiện tại Công ty đang quản lý tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, tiêu chuẩn 5S + 4D.
Với quy mô ngày càng mở rộng, do đó năng lực sản xuất của Công ty cũng không
ngừng được nâng cao. Hiện nay Công ty (TNHH) May Thêu Giày XNK An Phước với tổng
diện tích nhà xưởng trên 50.000 m2, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, công nhân có
kinh nghiệm và tay nghề tốt, với hơn 3.500 cán bộ công nhân viên chính thức và thời vụ phục
vụ cho sản xuất gồm 07 nhà máy với các dòng sản phẩm gồm:
+ Giày thể thao với 1.800.000 sản phẩm/năm cung cấp chủ yếu cho thị trường Châu Âu.
+ Đồ lót nữ với 2.000.000 sản phẩm/năm cung cấp chủ yếu cho thị trường Nhật Bản.
+ Sơ mi với 2.00.000 sản phẩm/năm cung cấp chủ yếu cho thị trường Nhật Bản.
+ Jean trẻ em với 200.000 sản phẩm/năm cung cấp chủ yếu cho thị trường Nhật Bản.
+ Sơ mi, quần… với 1.800.000 sản phẩm/năm cung cấp chủ yếu cho thị trường Việt Nam.
Với phương châm phục vụ khách hàng “Luôn luôn tận tuỵ trong công việc, sự hài lòng
của khách hàng là phần thưởng cao quý của cán bộ – công nhân viên Công ty” vì vậy Công ty
đã đạt được rất nhiều thành tích trong thời gian qua như:
+ Trong nhiều năm liền, Công ty đã đạt danh hiệu “Doanh nghịêp tiêu biểu ngành Dệt may và
Da giày Việt Nam” với hai danh hiệu nổi bật “ Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh” và “
Doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa”.
+ Danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia”.
+ Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
+ Danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam”
+ Top 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam theo nhận biết người tiêu dùng.
+ Danh hiệu “Thương hiệu xuất sắc Châu á Thái Bình Dương”
+ Huy chương vàng nhiều chủng loại sản phẩm do Bộ Công Thương cấp qua các kỳ hội chợ
trong nhiều năm liền.
Thông qua những hoạt động của Công ty, hiện nay Công ty An Phước đã trở thành một rong
những Công ty hàng đầu về may mặc tại thị trường Việt Nam. Có được những thành tựu này
phải chăng là do Công ty đã có một kế hoạch sản xuất và một chiến lược Marketing đúng đắn.
Chiến lược sản phẩm.
Do hoạt động trong ngành thời trang, nơi thị trường cạnh tranh rất khốc liệt chính vì vậy
ban lãnh đạo của công ty ý thức được rằng sản phẩm của mình phải có sự khác biệt với sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy ngay từ những năm 1997 khi nhãn hiệu An
Phước ra đời đã cho ra thị trường những dòng sản phẩm đa dạng được làm từ những nguyên
liệu, phụ liệu có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn Quốc tế. Được sự tín nhiệm của khách hàng,
thương hiệu , và đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và Quốc
Tế.
Với các thiết kế sinh động, kiểu dáng hình học và chi tiết sáng tạo, tỉ mỉ cùng với gam màu
riêng, đặc trưng đẻ tạo nên một tính cách độc đáo. Chính vì vậy không phải khoa chương khi
nói rằng “ Thời trang An Phước thể hiện phong cách thanh lịch của người Việt Nam”.
Các dòng sản phẩm của thời trang An Phước – Pierre Cardin cũng rất phong phú theo giới
tính, theo lứa tuổi, theo loại quần áo… với các dòng sản phẩm chính như:
+ Quần áo trẻ em.
+ Quần áo thời trang phụ nữ.
+ Quần tây, quần Jean và quần Short.
+ Sơ mi, áo thun nam.
+ Veston, Jacket và Jacket trẻ em.
+ Áo lót nữ.
+ Thêu trên áo, giày cho xuất khẩu.
+ Giày thể thao.
Ngoài ra còn là nhà cung cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm của Tập đoàn thời trang
Pierre Cardin tại Việt Nam và Đông Dương.
Các sản phẩm của An Phước – Pierre Cardin rất đa dạng đối với từng dòng sản phẩm,
trên các phân khúc thị trường khác nhau cũng có các sản phẩm khác nhau cho phù hợp với
từng đối tượng khách hàng.
Ví dụ như với dòng sản phẩm sơ mi nam giới cũng rất đa dạng, không cầu kỳ mà vẫn
tuân theo các đường nét cổ điển, thêm một chút phá cách tạo ra sự nhận dạng không thể nhầm
lẫn được với các sản phẩm khác trên thị trường. Với các gam màu phong phú, đa dạng phù hợp
cho từng mùa với tiêu chuẩn may tinh tế nhất đã tạo cho khách hàng nam giới một phong cách
lịch lãm và sang trọng.
Dòng sản phẩm | Giá bán | Phân khúc thị trường |
Sơ mi Nam dài tay nhãn hiệu An Phước: – Mẫu AP2037: kẻ sọc, có nhiều màu sắc, chất liệu mềm mại dễ giặt, dễ ủi. – Mẫu AP2351: màu trơn cũng có nhiều màu sắc để khách hàng lựa chọn như: trắng, hồng, xanh… |
398.000 VNĐ 642.000 VNĐ |
Người có thu nhập trung bình Người có thu nhập trung bình và khá. (cũng có thể một số người có thu nhập cao vẫn sử dụng sản phẩm này khi họ cảm nhận được sự thoải mái và tiện dụng khi sử dụng). |
Sơ mi Nam dài tay nhãn hiệu Pierre Cardin |
– Mẫu PIE1025: kẻ sọc, có nhiều màu sắc, đường may rất tinh tế chất liệu thoải mái, dễ sử dụng. – Mẫu PIE1032 cũng tương tự như vậy nhưng chất liệu vải tốt hơn một chút. |
963.000 VNĐ 1.181.000 VNĐ |
Người có thu nhập khá Người có thu nhập khá và cao |
Với các loại sản phẩm khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau, tuỳ vào khả năng
kinh tế và sự thể hiện mà Nam giới thoải mái chọn cho mình một chiếc áo sơ mi lịch sự và rất
thời trang của hai nhãn hiệu An Phước và Pierre Cardin.
Chiến lược giá cả.
Với hai nhãn hiệu khác nhau, Công ty đã cho ra đời những dòng sản phẩm với giá cả khác
nhau phù hợp cho từng đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau nhưng vẫn đạt được mục
tiêu đã đề ra của công ty khi xây dựng chiến lược giá cả.
Sản phẩm | Giá |
+ Dòng sản phẩm Sơ mi Nam An Phước: Mã sản phẩm AP2330: Mã sản phẩm AP2251: Mã sản phẩm AP2219: Mã sản phẩm AP2349: + Dòng sản phẩm Sơ mi Nam Pierre Cardin: Mã sản phẩm PIE932: Mã sản phẩm PIE909: Mã sản phẩm PIE1022: Mã sản phẩm PIE1063: |
418.000 đồng 535.000 đồng 573.000 đồng 642.000 đồng 879.000 đồng 930.000 đồng 963.000 đồng 1.181.000 đồng |
Chiến lược phân phối:
Hệ thống phân phối của Công ty rất mạnh và rộng khắp với 500 cán bộ – công nhân viên phục vụ cho quản lý và bán lẻ trong hệ thống cẳ hàng trên cả nước cho 80 cửa hàng và 100 địa điểm tại các đại lý bán lẻ như: Hà Nội, Hải phòng, đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành Phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau… mạng luới bán hàng rộng khắp nên sản phẩm của Công ty đến được tay tất cả khách hàng có nhu cầu trên cả nước.
Xúc tiến bán hàng.
Công ty An Phước đã xây dựng được một hệ thống cửa hàng bán lẻ trên toán quốc mang
đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong nhu cầu mua sắm. Với đội ngũ nhân viên bán
hàng trẻ trung, vui vẻ, giàu kinh nghiệm Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục đem lại cho khách
hàng sự thoải mái, hài liòng khi mua và sử dụng sản phẩm.
Công ty cũng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, Internet…
để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Ngoài ra khách hàng còn hài lòng bởi dịch vụ chăm sóc
khách hàng của Công ty, ví dụ như các dịch vụ về hỏi đáp cách xử lý những chiếc cổ áo bị ố
vàng, cách ăn mặc của người quản lý… Bên cạnh đó các ngày lễ lớn như quốc khánh 2-9, hay
dịp tết nguyên đán Công ty luôn có chương trình khuyến mại giảm giá 10% – 20% giá trị sản
phẩm khách hàng mua, hay những chương trình thẻ VIP của An Phước khi khách hàng có thẻ
sẽ được giảm giá 10% tất cả các mặt hàng…
Phân tích chiến lược Marketing của hai đối thủ cạnh tranh.
Công ty May Việt Tiến.
Tiền thân là một Xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty”. Xí nghiệp
gồm 8 cổ đông góp vốn, hoạt động trên diện tích 1.513 m2 với 65 máy may gia đình và khoảng
100 công nhân.
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản và Quốc hữu hoá rồi giao
cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý.
Thàng 5/1977 được bộ Công Nghiệp công nhận là Xí nghiệp Quốc doan và đổi tên thánh
Xí nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979 Xí nghiệp bị hoả hoạn, thiệt hại hoàn toán. Tuy
vậy, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn cộng với lòng hăng say gắn bó với Xí nghiệp của
toán thể công nhân và lãnh đạo đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định
vị trí của mình trên thị trường.
Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiêp được Bô ̣ ̣
Công Nghiêp chấp nhâ ̣ n nâng lên thành Công Ty May Viê ̣ t Tiến. Sau đó, lại được Bô ̣ Kinh Tế ̣
Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhâp khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại ̣ là VIET TIEN
GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày
08/02/1991)
Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bô Công Nghiê ̣ p cấp giấy phép thành lâ ̣ p doanh ̣
nghiêp số 214/CNN-TCLĐ. ̣
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số
7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại
Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số
28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt
Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng công ty
May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
+ Sản xuất quần áo các loại;
+ Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;
+ Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục
vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng;
+ Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy
vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều
hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;
+ Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;
+ Đầu tư và kinh doanh tài chính;
+ Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Các thành tựu đạt được là:
+ Tập thể Anh hùng lao động.
+ Cờ thi đua của Chính phủ.
+ Huân chương lao động hạng I – II – III.
+ Danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam 2004-2005-2006.
+ Top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam 2006.
+ Doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt 2006.
+ Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh 2006.
+ Doanh nghiệp chiếm thị trường nội địa tốt 2006.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu tốt 2006.
+ Doanh nghiệp có mối quan hệ lao đông tốt 2006.
+ Doanh nghiệp phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao 2006.
+ Doanh nghiệp có tăng trưởng kinh doanh tốt 2006.
+ Doanh nghiệp quản lý môi trường tốt 2006 .
+ Doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin tốt 2006.
+ Được công nhận là sản phẩm chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh.
+Đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003-2004-2005-2006.
+ Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm
2006.
+ Đạt cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2005-2006.
+ Đạt giải WIPO “Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 về việc sử dụng sáng
tạo và có quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh” do tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới của Liên hiệp quốc trao tặng.
Chiến lược sản phẩm.
Cũng như Công ty An Phước thì Công ty May Việt Tiến cũng hoạt động trong ngành thời
trang vì vậy yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm được đặt lên hàng đầu đối với lãnh đạo của Công
ty. Do đó chiến lược của Công ty luôn là: Tiếp tục đổi mới công nghê thiết bị sản xuất. Đổi ̣
mới công nghê có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghê ̣ mới công ty mới có thể ̣
tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhâp vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tê ̣ góp ̣
phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hê thống theo tiêu ̣
chuẩn ISO 9002 & trách nhiêm xã hôi SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn ̣
WRAP.
Tiến hành các biên pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các biê ̣ n pháp cụ thể là ̣
thông qua các cơ quan quyền lực chống lại viêc làm nhái giả hàng công ty. Công ty đã cải tiến ̣
các dây viền, cúc áo, nhãn hiêu, mô ̣ t cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng báo, in brochute ̣
danh sách các đại lý chính thức, chỉ rõ phân biêt hàng giả, hàng thật ̣
Đăng ký nhãn hiêu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lê ̣ quốc ̣
tế, giới thiêu sản phẩm như mô ̣ t thương hiê ̣ u đô ̣ c quyền của công ty trên thị trường. ̣
Chính vì vậy sản phẩm của Việt Tiến cúng rất đa dạng cho mọi khách hàng.
Chiến lược giá.
Với chiến lược sử dụng đồng vốn hiệu quả để tạo lợi nhuận tối đa, Công ty May Việt Tiến đã
xác định thị trường mục tiêu của mình là người có thu nhập thấp, thung bình và khá nên các
dòng sản phẩm cảu Công ty ra đời kèm theo là giá các sản phẩm cũng đa dạng như thế. Với
mỗi phân khúc thị trường có các mức giá tuỳ thuộc vào chất liệu và chi phí mà khách hàng
muốn và có khả năng bỏ ra.
Chiến lược phân phối:
Hoàn thiên qui chế cho hê ̣ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả ̣
nước.Mở rông đại lý ở các địa phương(Bắc, Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên), ̣
xâm nhâp vào các siêu thị cao cấp tại TP.HCM và thị trường ASEAN 6. ̣Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhâp thị ̣
trường nước ngoài bằng thương hiêu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hê ̣ ̣
khách hàng cũ, mở rông quan hê ̣ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau. ̣
Chính vì vậy mạng lưới phân phối của Công ty Việt Tiến rộng khắp, sản phẩm tiêu thụ ở
các thị trường Mỹ, Tây Âu, Châu Á, các nước Asean…
(Nguồn 10/2006)
Xúc tiến bán hàng.
Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin công cộng như: báo, Internet, tivi…
Hợp tác với Hiệp hộ Dệt May Việt Nam xây dựng và duy trì Website để giứo thiệu và
quảng bá sản phẩm tới mọi đối tượng khách hàng ở mọi khu vực địa lý.
Thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn thời trang giới thiệu sản phẩm, bộ sưu tập
mới theo mùa, thực hiện các chế độ khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng…
Tổng Công ty May 10
Tổng Công ty May 10, được thành lập từ năm 1946, tiền thân là các xưởng may Quân khu
ở chiến khu Việt Bắc.
Năm 1952 các xưởng may tại chiến khu Việt Bắc hợp nhất lại thành Xưởng May 10.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954), đến năm 1956 Xưởng May 10 chuyển về
Hà Nội xây dựng trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
Năm 1959 Xưởng May 10 Vinh dự được đón Bác Hồ về thăm ngày 08/01/1959.
Năm 1961 Xưởng May 10 được chuyển vào Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1992 Xưởng May 10 được chuyển đổi thành Công ty May 10.
Năm 2005 Công ty May 10 cổ phần hoá và chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần
May 10.
Năm 2010 Công ty cổ phần May 10 chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty May 10 –
Công ty cổ phần.
Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Trong suốt hơn 60 năm qua, các thế hệ
công nhân May 10 đã lao động không biết mệt mỏi để xây dựng May 10 từ những nhà xưởng
bằng tre, nứa thành một doang nghiệp mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Với 8000 lao động,
mỗi năm sản xuất trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất
khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,…và đã hợp tác với nhiều tên tuổi
lớn của ngành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới như Brandtex, Asmara,
Jacques Britt, Seidensticker, Tesco…
Định hướng của Tổng công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở củng cố
và phát triển thương hiệu May 10. Điều đó được thể hiện bằng các chính sách:
+ Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
+ Tăng cường tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi
thế của Công ty.
+ Đảm bảo môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
+ Vì lợi ích của mỗi thành viên và cộng đồng.
+ Xây dựng Tổng công ty trở thành một điển hình văn hóa Doanh nghiệp.
Tầm nhìn của Tổng Công ty may 10:
+ Mang lại giá trị cho khách hàng, vì khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh
nghiệp, mang lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. không những thế May 10 còn thoả
mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại sự hài lòng co khách hàng khi sử dụng sản phẩm và
dịch vụ của May 10.
+ Mang lại giá trị đích thực cho người lao động, họ là những người đang ngày đêm tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay khách hàng, họ chính là đại diện cho công ty tiếp xúc với
khách hàng. May 10 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi chăm lo đời sống, có chính sách thu nhập
đãi ngộ, đào tạo nâng cao kiến thức tay nghề đối với người lao động.
+ Mang lại giá trị cho các Cổ đông, các nhà đầu tư, họ cũng là chủ doanh nghiệp hay đại diện
góp vốn đảm bảo cho May 10 hoạt động. May 10 sẽ đảm bảo mang lại cho họ nguồn lợi nhuận
tương xứng với đồng vốn góp bỏ ra.
+ Mang lại giá trị cho cộng đồng, xã hội,…
Sứ mệnh của Tổng Công ty May 10:
Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần đã được người tiêu dùng tin tưởng và hội đủ các yếu
tố cần thiết là tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất
khẩu. Điều đó đem lại cho May 10 nhiều lợi thế trên thị trường, May 10 rất mong muốn là đối
tác tin cậy của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, luôn làm khách hàng
hài lòng hơn cả mong đợi, luôn khuyến khích và tạo nhiều cơ hội để mọi thành viên trong
Công ty phát huy tài năng cũng như năng lực sở trường để góp sức xây dựng Công ty và cho
cuộc sống gia đình các thành viên.
Danh hiệu đã đạt được trong thời gian qua:
+ Huân chương Hồ Chí Minh – 2008
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – 2005
+ Anh hùng Lao động – 1998
Chiến lược sản phẩm
Cũng như Công ty An Phước và Công ty Việt Tiến sản phẩm của
Công ty May 10 chủng loại và mẫu mã cũng rất đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Và khách
hàng mục tiêu cũng nhằm vào người có thu nhập thấp và trung bình, một đối tượng chiếm phần
lớn thị trường Việt Nam.
Công ty có rất nhiều dòng sản phẩm và mẫu mã cũng như màu sắc cho mọi cả nam và nữ cũng
như trẻ em.
Chiến lược giá
Xác định khách hàng mục tiêu là người có thu nhập trung bình và thấp nên
giá sản phẩm của Công ty May 10 cũng rất phù hợp, giá cả chỉ giao động từ 198.000 đồng/ sản
phẩm đến 350.000 đồng/ sản phẩm.
Chiến lược phân phối:
Công ty May 10 cũng phân phối hàng đến tay người tiêu dùng qua
các hệ thống cửa hàng và đại lý trên khắp đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng
có thể thuận tiện trong việc đi lại mua sắm sản phẩm của Công ty May 10.
Ngoài ra các sản phẩm của Công ty May 10 còn được xuất khẩu sang các thị trường
khác trên thế giới như: Châu Âu, Chấu Á, Châu Mỹ…
Chiến lược xúc tiến thương mại:
Công ty cũng quảng cáo trên các phương tiện như Internet,
báo, ti vi… ngoài ra cong tổ chức các chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng mà gần
đây nhất là: Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hòa
chung không khí rộn ràng của tháng khuyến mại Hà Nội, nhằm kích cầu tiêu dùng trong dân
chúng tạo điều kiện cho người dân mua sản phẩm chất lượng với giá cả thấp và phục vụ nhu
cầu mua sắm của người dân Thủ đô, Tổng công ty May 10 thực hiện chương trình khuyến mại,
giảm giá 10% – 50% một số sản phẩm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/11/2011 đến hết
30/11/2011 và rất nhiều chương trình khác mà Công ty tiến hành trong thời gian qua…
Qua tìm hiểu chiến lược Marketing của ba Công ty: Công ty An Phước, Công ty Việt
Tiến, Công ty May 10 có thể thấy được rằng: cả ba Công ty này đều hoạt động trong ngành
sản xuất sản phẩm thời trang chính vì vậy các chiến lược của các Công ty dường như là tương
tự nhau. Tuy nhiên so với Công ty Việt Tiến và Công ty May 10 thì Công ty An Phước việc xác
định khách hàng mục tiêu lại ở tầm cao hơn. Trong khi hai Công ty trên xác định khách hàng
mục tiêu là người có thu nhập trung bình và thấp thì Công ty An Phước lại xác định khách
hàng mục tiêu của mình là người có thu nhập trung bình khá và khá hơn.
Có thể thấy rằng cách xác định như vậy của Công ty An Phước trong thời điểm hiện
nay đã thắng so với Công ty Việt Tiến và Công ty May 10. Hiện nay đã số Nam giới là thích
mặc trên người chiếc áo có lôgô mang thương hiệu nổi tiếng một chút, có thể là vì nhiều lý do
như: có thể những sản phẩm đó đường kim mũi chỉ rất đẹp, hay kiểu dáng và màu sắc đẹp
hơn, hay đôi khi vì cái tôi muốn thể hiện đẳng cấp của mình…
Thực tế cho thấy sản phẩm mang nhãn hiệu An Phước và Pierre Cardin hiện nay đang
rất thu hút khách hàng bởi giá cả, sản phẩm có nhiều màu sắc đẹp, tinh tế… nên trên thị
trường Công ty An Phước cũng có thị phần tương đối lớn so với hai đối thủ là Công ty Việt
Tiến và Công ty May 10.