Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018.
Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới.
Du lịch ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu
biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu
đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại
chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Nhiều khu resort ở Việt Nam đáp ứng được các nhu cầu
dịch vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giải trí, thăm quan, tổ chức hội họp, sự kiện, hội
nghị, tour trăng mật cho khách tự do và các đoàn lữ hành, …
Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như tỷ lệ khách quay trở lại thấp (10-40%). Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày do sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng, công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực, cơ chế vận hành, chưa thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Vì vậy, “chiến lược Marketing hay Marketing Mix” phải luôn luôn lược coi là vấn đề cốt lõi trong khâu quản lí của các khu resort và khách sạn, nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trên các giai đoạn phát triển, hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững của địa điểm du lịch.
CƠ SƠ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
Tổng quan về chiến lược marketing
Một số khái niệm
Khái niệm Marketing
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing nhưng chuẩn nhất vẫn là theo ngài Philip Kotler
– người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại. Theo ngài: “Marketing là
nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề
của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.”
Nguyên bản định nghĩa tiếng Anh Marketing là: “The science and art of exploring,
creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit.”
Khái niệm chiến lược
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, nhưng trong một môi trường biến đổi nhanh chóng lúc này thì có lẽ định nghĩa của Johnson và Scholes là thích hợp nhất: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Như vậy, trong một môi trường biến động, chiến lược cho ta những con đường để đi đến mục tiêu xác định một cách rõ ràng nhất, tạo ra những lợi thế cạnh tranh mà dựa vào đó công ty có thể nhất quán lợi ích của các đối tượng liên quan.
Khái niệm chiến lược Marketing
Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, lợp lý để làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị, tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với Marketing – mix và mức chi phí cho Marketing”.
Chiến lược Marketing sẽ xác định chính xác phần thị trường mà công ty cần tập trung những nỗ lực cơ bản của mình vào đó. Những phần thị trường này khác nhau về chỉ tiêu, mức độ ưa thích, phản ứng và thu nhập. Công ty sẽ phải hành động khôn ngoan, tập trung nỗ lực và công sức vào những phần thị trường có thể phục vụ tốt nhất, xét theo góc độ cạnh tranh. Đối với mỗi phần thị trường mục tiêu được chọn cần xây dựng một chiến lược Marketing riêng.
Bản chất và vai trò của chiến lược Marketing
Bản chất của chiến lược Marketing
Mục tiêu của Marketing thương mại cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Nghiên cứu Marketing và phát triển là để nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại.
Như vậy, bản chất của hoạt động Marketing là xác định lại cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng hoạt động kinh tế. Từ đó, sử dụng một cách đồng bộ và khoa học các quan điểm lý thuyết hiện đại về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các quá trình tiếp cận và chinh phục khách hàng để tiêu thụ sản phẩm.
Bản chất của Marketing là đề cập đến hai vấn đề chính là vị trí khách hàng trong hoạt động thương mại, cách thức tiếp cận và chinh phục khách hàng theo quan điểm định hướng Marketing.
Vai trò của chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing là có vai trò quan trọng cho mỗi công ty, doanh nghiệp. Xây
dựng chiến lược Marketing thực sự là công việc quan trọng cần thiết và làm cơ sở để tổ chức
và quản trị các hoạt động khác trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị Marketing
nói riêng.
Chiến lược Marketing Mix
Khái niệm
Marketing Mix – marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ marketing được doanh nghiệp
sử dụng để đạt được trọng tâm marketing trong thị trường mục tiêu. Chiến lược Marketing
mix với 4P: Price (giá cả), Product (sản phẩm), Promotion (xúc tiến thương mại), và Place
(phân phối).
Vai trò của chiến lược Marketing Mix
Đối với doanh nghiệp: Marketing Mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường. Các hoạt động của Marketing khi phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi doanh nghiệp sẽ giúp công việc kinh doanh diễn ra trôi chảy, hạn chế được những rủi ro phát sinh, làm hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa, phát triển kinh doanh bền vững.
Đối với người tiêu dùng: Marketing mix giúp tìm kiếm và khám phá ra những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng để sáng tạo ra nhiều loại hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến những lợi ích thỏa mãn hoặc thậm chí vượt quá mong đợi của họ. Sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn người tiêu dùng khi cung cấp nhiều lợi ích hơn đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra Marketing mix còn tạo cơ hội cho việc trao đổi thông tin hai chiều: khách hàng có thể bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng của bàn thân và doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin ấy đưa ra những sản phẩm/dịch vụ tối ưu hơn.
Đối với xã hội: Marketing mix còn được biết đến với các vai trò quan trọng trong xã hội. Các doanh nghiệp ngày nay còn tiến hành nhiều hoạt động vì cộng đồng để làm tròn trách nhiệm với xã hội, tạo sự thiện cảm với công chúng. Marketing mix trong quá trình toàn cầu hóa còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều hàng hóa đa dạng của nước ngoài, doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường trao đổi thương mại quốc tế. Điều này góp phần nâng cao nền kinh tế của cả đất nước, cải thiện mức sống xã hội.
Các công cụ Marketing mix
Product
Sản phẩm được nói đến ở đây có thể là vật phẩm hữu hình hoặc dịch vụ được doanh
nghiệp bán ra thị trường. Khi thiết lập chiến lược sản phẩm, bạn cần đưa ra các quyết định
liên quan đến những vấn đề sau:
Chiến lược về nhãn hiệu
Cách gọi tên cho từng sản phẩm trong “bộ sưu tập sản phẩm” của doanh nghiệp sẽ ảnh
hưởng tới mức độ ghi nhớ, cảm nhận và động lực mua của khách hàng.
Đặt tên riêng biệt: mỗi sản phẩm đều có tên gọi khác nhau. Như vậy, uy tín công ty không bị ràng buộc vào từng loại sản phẩm và hạn chế rủi ro về mặt thương hiệu giữa các sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm mới đi kèm với nhãn hiệu mới ra đời đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều nỗ lực và tiền bạc hơn để khách hàng nhận biết và tin dùng sản phẩm.
Ví dụ: Tân Hiệp Phát đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm (Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr. Thanh, Nước tăng lực Number 1, Nước ép trái cây Juicie,…).
Tất cả sản phẩm có chung một tên. Phương án này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí khi quảng bá sản phẩm. Nếu sản phẩm trước được nhiều người tin tưởng, yêu thích thì sản phẩm mới sẽ dễ dàng được khách hàng tiếp nhận hơn bởi vốn dĩ họ đã có cảm tình tốt với thương hiệu. Nhưng cũng sẽ rất rủi ro nếu một sản phẩm đánh mất uy tín có thể dẫn đến toàn bộ sản phẩm bị “tẩy chay” theo.
Ví dụ: Philips (tivi, smartphone, bàn ủi, nồi cơm điện, bóng đèn, máy cạo râu,…).
Đặt tên theo từng dòng sản phẩm. Cách đặt tên này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ một “combo” sản phẩm cùng nhóm, tạo sự thuận lợi hơn khi quảng bá cho các sản phẩm cùng
dòng. Và dĩ nhiên khi gặp sự cố thương hiệu của một dòng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến các
sản phẩm trong đó mà rất ít ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm khác của doanh nghiệp.
Ví dụ: dòng sản phẩm chăm sóc da Pond’s (sữa rửa mặt, kem dưỡng da, nước tẩy trang,…),
dòng sản phẩm chăm sóc răng miêng P/S (kem đánh răng, nước súc miệng, bàn chải), dòng
sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove (dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem dưỡng da, xịt khử mùi, lăn
khử mùi,…).
Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm. Kiểu đặt tên này vừa tận dụng được uy tín của thương hiệu doanh nghiệp, vừa có dấu ấn riêng cho từng sản phẩm. Đồng thời, nếu có sự cố thương hiệu của một sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng ít hơn tới thương hiệu của sản phẩm khác.
Ví dụ: OPPO Reno, OPPO Find X, OPPO F11, OPPO A5s,…
Chiến lược về tập hợp sản phẩm (Product Mix)
Để quản lý tất cả các sản phẩm hiện có và xây dựng chiến lược hiệu quả cho chúng, trước tiên bạn cần nắm rõ bảng kích thước tập hợp sản phẩm.
Một bảng kích thước tập hợp sản phẩm nói lên điều gì?
Chiều rộng: thể hiện các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Một dòng sản phẩm bao gồm chuỗi sản phẩm có liên quan tới nhau về một hoặc một vài tiêu chí: chức năng, cấu trúc/đặc điểm, nhóm khách hàng mục tiêu. Ví dụ với một công ty mỹ phẩm có thể chia sản phẩm thành: dòng dưỡng trắng cho nữ 20-30, dòng dưỡng trắng cho nữ 30-50, dòng trị mụn cho nữ 13-18, dòng trị mụn cho nữ 18-25.
Chiều sâu: thể hiện tổng số các mẫu biến thể (thay đổi một hoặc một vài yếu tố cấu thành nên sản phẩm như màu sắc, mùi vị, thể tích, khối lượng, kiểu dáng,…) của từng sản phẩm trong cùng một dòng. Ví dụ có 3 mẫu biến thể của bàn chải P/S thay đổi ở cấu tạo lông (than bạc, muối tre, siêu mềm mảnh).
Chiều dài: thể hiện tổng số sản phẩm của doanh nghiệp.
Tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: thể hiện mức độ liên quan giữa các sản phẩm về mặt công nghệ sản xuất, hệ thống phân phối, lĩnh vực kinh doanh,…
Một công ty khi khởi nghiệp có thể chỉ kinh doanh một sản phẩm. Nhưng trong quá trình phát triển, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kinh doanh thêm sản phẩm để phân bổ rủi ro tốt hơn.
Khi đưa ra các quyết định về tập hợp sản phẩm, cần cân nhắc đến các chiến lược sau:
Mở rộng tập hợp sản phẩm: phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm phục vụ thêm nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
Kéo dài các dòng sản phẩm: tăng thêm số sản phẩm (không phải mẫu biến thể) cho mỗi dòng, giúp các dòng sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: tăng mẫu biến thể.
Tăng/giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: tùy vào mức độ uy tín, nguồn tài chính và năng lực của doanh nghiệp để “lấn sân” sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới.
Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line)
Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm
Kéo dãn dòng sản phẩm
+ Dãn xuống: Tập trung phát triển các sản phẩm nhắm vào phân khúc cao cấp trước, sau đó
dần bổ sung các sản phẩm cho các phân khúc thấp hơn của thị trường.
+ Dãn lên: Ngược lại với chiến lược phía trên, đây là chiến lược phát triển các sản phẩm chiếm lĩnh thị trường cấp thấp, có mức độ phát triển nhanh trước nhằm thâm nhập hoặc cản trở đối thủ gia nhập thị trường. Sau đó doanh nghiệp sẽ bổ sung các sản phẩm để tiến dần lên các phân khúc cao hơn nhằm phát triển và gia tăng lợi nhuận.
+ Dãn cả hai phía: Phát triển các sản phẩm trong dòng theo cả hai hướng lên và xuống nhằm
“đánh phủ” toàn bộ thị trường.
Bổ sung dòng sản phẩm: Bổ sung thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có nhằm tăng lợi nhuận, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của đối thủ cạnh tranh.
Loại bỏ mặt hàng trong dòng sản phẩm (hạn chế dòng sản phẩm)
Loại bỏ các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường để dồn nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm, dòng sản phẩm hiệu quả hơn.
Thay đổi dựa trên mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm
Cải biến dòng sản phẩm: Từ tập hợp các mặt hàng hiện có trong dòng sản phẩm, thực
hiện sửa đổi các thành phần, cấu trúc như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, kích thước, bao bì
nhãn hiệu,… nhằm tăng sự thu hút, kích thích khách hàng mua và sử dụng nhiều hơn.
Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Biến đổi sản phẩm (thường là thay đổi công nghệ sản
xuất) để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, đặc biệt khi cuộc sống của con
người ngày càng nâng cao nhờ sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Doanh nghiệp có thể đổi mới bắt
đầu từ một hoặc một vài sản phẩm để đánh giá phản ứng của khách hàng và nhà phân phối
trước khi đổi mới toàn bộ dòng sản phẩm.
Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)
Trong việc triển khai sản phẩm người lập kế hoạch cần suy nghĩ ở ít nhất 3 cấp độ sau:
Phần cốt lõi: bao gồm các lợi ích cốt lõi thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời
mang lại giá trị khác biệt cho sản phẩm. Vì thế việc nghiên cứu, khám phá nhu cầu tiềm ẩn
(insight) của nhóm khách hàng mục tiêu là rất quan trọng.
Phần cụ thể: bao gồm tất cả các yếu tố hữu hình hóa sản phẩm giúp khách hàng có
thể chạm vào, cảm nhận, và phân biệt được sự khác biệt giữa các thương hiệu. Thông qua đó,
các lợi ích cốt lõi được truyền tải đến khách hàng.
Phần gia tăng: bao gồm các dịch vụ và lợi ích cộng thêm giúp tạo ra mức độ đánh giá
sự hoàn chỉnh khác nhau giữa các sản phẩm trên thị trường. Ai cũng muốn có được trải nghiệm
mua sắm tốt nhất. Do đó, phần sản phẩm gia tăng cũng là một vũ khí cạnh tranh giữa các
thương hiệu.
Dựa trên các cấp độ cấu thành một sản phẩm, bạn có thể xây dựng chiến lược sản phẩm theo
những hướng sau:
Đổi mới sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường (sản
phẩm tiên phong, có bằng sáng chế) hoặc có sự hoàn thiện và tối ưu hơn (được rút kinh nghiệm
từ các sản phẩm tiên phong, cải tiến các nhược điểm, bổ sung thêm các đặc tính theo nhu cầu
thị trường).
Bắt chước sản phẩm: bắt chước các ưu điểm (chủ yếu bắt chước phần cụ thể) của các
sản phẩm thành công trên thị trường. Doanh nghiệp đợi cho sản phẩm tiên phong thành công,
được công chúng chấp nhận, nhờ đó khi bắt chước sẽ giảm hẳn tính rủi ro. Doanh nghiệp cạnh
tranh dựa trên giá bằng cách giảm chi phí, tăng năng suất để giảm giá thành sản phẩm. Tuy
nhiên, nếu chiến lược này không được thực hiện nhanh chóng sẽ làm tăng sự ứ đọng các sản
phẩm “lỗi thời”.
– Thích ứng sản phẩm: tăng chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá bán nhằm tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
– Tái định vị sản phẩm: tạo vị trí mới (điểm khác biệt mới có sự ấn tượng mạnh mẽ
hơn, rõ rệt hơn) trong tâm trí khách hàng, đáp ứng đúng mong muốn thị trường mục tiêu khiến
họ ra quyết định mua. Thường bắt đầu thay đổi ở lợi ích cốt lõi, và sau đó có thể điều chỉnh
các phần còn lại của sản phẩm để “ăn khớp” với lợi ích cốt lõi đó.
Price
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
Nhìn chung có tổng cộng 9 yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm và các yếu
tố đó có thể phân thành hai nhóm: các yếu tố nội tại/bên trong doanh nghiệp (chi phí sản xuất,
nguồn lực tài chính, chiến lược định vị, chiến lược giá) và các yếu tố ngoại tại/bên ngoài
doanh nghiệp (nền kinh tế, cầu thị trường, cạnh tranh, tài chính của khách hàng mục tiêu, mùa
vụ).
Các phương pháp định giá
Định giá dựa trên giá trị khách hàng
Định giá dựa trên giá trị khách hàng sử dụng nhận thức về giá trị của người mua, không phải
chi phí của người bán, làm chìa khóa để định giá. Định giá dựa trên giá trị có nghĩa là người
làm Marketing không thể thiết kế một sản phẩm và chương trình rồi mới định giá. Giá phải
được cân nhắc cùng các biến khác trong tổ hợp Marketing trước khi xây dựng chương trình
marketing.
Các công ty thường thấy khó có thể đo lường được giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản
phẩm của họ. Khi giá trị là yếu tố chủ quan thì những khách hàng khác nhau và tình huống
khác nhau sẽ đánh giá về nó khác nhau. Thỉnh thoảng công ty nên hỏi khách hàng xem họ sẽ
trả bao nhiêu cho sản phẩm cơ bản và bao nhiêu cho mỗi lợi ích tăng thêm. Theo đó sẽ có hai
phương pháp định giá dựa trên giá trị:
– Định giá dựa trên giá trị hợp lý: là sự kết hợp đúng mức của chất lượng và dịch vụ
tốt với mức giá phải chăng. Trong một số trường hợp, chiến lược này có nghĩa là tung ra phiên
bản ít tiền hơn của những sản phẩm đã có danh tiếng, hoặc có khi là thiết kế lại những
thương
hiệu có sẵn để đem lại chất lượng cao hơn với mức giá định trước, hoặc giữ nguyên chất lượng
với mức giá thấp hơn.
– Định giá dựa trên giá trị gia tăng: thay vì giảm giá để rượt đuổi đối thủ, doanh nghiệp
thêm vào những tính năng và dịch vụ giá trị gia tăng đề dị biệt hóa sản phẩm của mình và làm
cơ sở để mức giá cao hơn.
Định giá dựa trên chi phí
Định giá dựa trên chi phí ý là việc tính toán giá bán dựa trên các khoản phí sản xuất,
phân phối và bán sản phẩm cộng với một tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng dành cho công sức bỏ ra với
những rủi ro phải gánh chịu.
Định giá theo đối thủ
Khi định giá công ty phải cân nhắc tới mức giá của đối thủ cạnh tranh. Bất kể mức giá
của công ty như thế nào thì cũng phải chắc rằng mình đang đem lại cho người tiêu dùng giá
trị vượt trội tại mức giá đó.
Định giá theo đối thủ là dựa trên chiến lược, chi phí, giá cả và lời chào hàng của đối
thủ cạnh tranh. Khi đánh giá công ty nên đặt ra một số câu hỏi, đầu tiên, làm thế nào để so
sánh lời chào hàng của mình và đối thủ trên cơ sở giá trị khách hàng. Tiếp đến đối thủ hiện
tại mạnh đến đâu và chiến lược giá mà họ đã áp dụng là gì.
Các chiến lược định giá
Dựa trên chi phí, mức độ cung – cầu và lợi nhuận mục tiêu, bạn có thể cân nhắc xây dựng
chiến lược/chiến thuật giá dưới đây.
Chiến lược định giá cho sản phẩm
– Chiến lược định giá cao: Định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông của thị trường
(hoặc dẫn đầu giá toàn ngành), phục vụ trong phân khúc khách hàng cao cấp. Doanh nghiệp
tập trung đầu tư cho một sản phẩm chất lượng cao hoặc độc nhất trên thị trường. Ngoài yếu
tố sản phẩm, các yếu tố khác trong Marketing như truyền thông, trưng bày, vị trí cửa hàng
hoặc trung tâm, … cũng phải thể hiện được yếu tố cao cấp, nâng cao giá trị cảm nhận của
khách hàng.
– Chiến lược định giá thấp: Định giá thấp hơn mức trung bình của ngành hoặc thấp hơn
các đối thủ cạnh tranh có cùng tập khách hàng mục tiêu bằng cách tận dụng tối đa năng lực
sản xuất và cắt giảm chi phí sản xuất, Marketing. Đây là nhóm khách hàng dễ tác động ra
quyết định mua với mức giá rẻ mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng về sản phẩm. Với các doanh
nghiệp có năng lực sản xuất mạnh, lợi nhuận thu được từ một đơn vị sản phẩm sẽ thấp nhưng
được bù lại bằng số lượng tiêu thụ lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ bị hạn chế về năng
lực sản xuất và nguồn thu nên nếu định giá thấp lúc ban đầu sẽ cần đến chiến lược định giá
thâm nhập thị trường.
– Chiến lược giá hớt váng: Được áp dụng cho sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm
công nghệ cao và độc đáo, có chu kỳ sống ngắn. Doanh nghiệp sẽ định giá rất cao khi vừa
tung sản phẩm nhằm tranh thủ thu lợi nhuận cao từ “phần ngon” của thị trường, tập hợp những
người sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới sớm nhất. Sau đó khi lượng tiêu thụ giảm xuống
thì giá bán sẽ được hạ dần theo thời gian để tăng số lượng bán, đặc biệt là khi có sự xuất hiện
của công nghệ mới hơn và xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh với tính năng tương đương.
Chiến lược này giúp doanh nghiệp tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận.
– Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Áp dụng cho sản phẩm mới tung ra thị trường
có mức độ nhạy cảm cao về giá (quyết định mua bị ảnh hưởng mạnh bởi giá cả). Để nhanh
chóng đạt được thị phần lớn, tăng nhanh mức độ nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp định
giá sản phẩm rẻ hơn so với giá mặt bằng của thị trường, thậm chí chấp nhận lỗ vốn thời gian
đầu. Đồng thời tạo áp lực về giá cản trở các đổi thủ cạnh tranh khác gia nhập ngành. Sau một
thời gian dài được thị trường chấp nhận và quen thuộc với thương hiệu, doanh nghiệp dần
nâng giá lên để tăng vị thế và thu lời. Dĩ nhiên, chu kỳ sống của sản phẩm phải dài mới có thể
thu được lợi nhuận về sau.
– Chiến lược cạnh tranh ngang giá: Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh hoặc mức giá
mặt bằng chung của thị trường. Chiến lược được áp dụng khi thị trường cạnh tranh gay gắt
trong khi sản phẩm của doanh nghiệp không có sự khác biệt với các đối thủ. Điều này cũng
giúp hạn chế “chiến tranh giá”, tạo sự ổn định cho thị trường.
· Chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm
– Chiến lược giá cho dòng sản phẩm: Định giá khác nhau cho các mặt hàng trong cùng
một dòng sản phẩm thể hiện mức giá trị và chất lượng khác nhau trong tâm trí khách hàng.
Thang giá trong dòng sản phẩm được xác định dựa trên sự khác biệt về tính năng, kích cỡ,
hình thức, nhãn hiệu, … Từ đó giúp nhắm tới những thị trường mục tiêu khác nhau.
– Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn: Định giá riêng cho sản phẩm tiêu chuẩn cơ bản
với những tính năng cơ bản và định giá riêng cho các sản phẩm tùy chọn thêm vào sản phẩm
chính. Doanh nghiệp cần xác định được những thành phần nào của sản phẩm là cố định và
những thành phần nào khách có thể tùy chọn.
– Chiến lược giá sản phẩm chính – bổ trợ: Sản phẩm bổ trợ bắt buộc phải dùng kèm
với sản phẩm chính thì sản phẩm chính mới hoạt động được. Thông thường, sản phẩm chính
sẽ được định giá thấp, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về chủ yếu nhờ định giá cao ở sản phẩm
bổ trợ.
Chiến lược / chiến thuật điều chỉnh giá
– Định giá 2 phần: Giá được chia làm 2 phần, giá khi sử dụng trong mức cơ bản và giá
khi sử dụng vượt mức. Thông thường, phần tiêu dùng trong mức cơ bản được định giá thấp
để kích thích khách hàng mua dịch vụ, lợi nhuận thu được chủ yếu nằm ở phần tiêu dùng vượt
trội.
– Định giá phân biệt: Doanh nghiệp bán một sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau
tùy theo địa lý, thời gian, phân khúc khách hàng.
– Định giá theo gói: Khi gom nhiều mặt hàng vào cùng một gói, khách hàng khó có thể
xác định mức giá cụ thể của từng món hàng. Chiến thuật giá này giúp khách hàng tiết kiệm
tiền hơn nếu mua cùng lúc nhiều sản phẩm được quy định trong một gói. Về phía doanh
nghiệp sẽ bán được nhiều hơn, tạo thúc đấy dùng thử sản phẩm mới (nếu có trong combo).
Tuy nhiên, khách hàng có thể sẽ không lựa chọn combo nếu việc kết hợp các mặt hàng không
hợp lý. Bạn cũng cần cẩn trọng để không làm giảm giá trị của từng sản phẩm.
– Chiết khấu: Giảm giá cho người mua sản phẩm khi đạt yêu cầu của nhà sản xuất như
mua với số lượng lớn, khi họ thanh toán nhanh, đổi hàng cũ mua hàng mới,… nhằm thúc đẩy
khách hàng mua nhiều hơn trong một lần, thanh toán ngay giúp giảm bớt chi phí thu hồi tiền,
giải phóng hàng chậm luân chuyển.
– Chiến thuật giá tâm lý: Tạo cảm giác “ảo” về giá làm cho khách hàng thấy “giá có vẻ
mềm hơn” so với thực tế bằng cách điều chỉnh các con số, từ đó làm tăng nhu cầu mua.
Place – Kênh phân phối
Định nghĩa kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức và cá nhân mà người bán thực hiện bán sản
phẩm cho người sử dụng hoặc khách hàng cuối cùng.
Nói cách khác, kênh phân phối là một tập hợp các mối hệ giữa các tổ chức và cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến
khách hàng cuối cùng.
Bản chất và chức năng của kênh phân phối
Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất hoặc nhập khẩu
qua hoặc không qua các trung gian thương mại để tới người sử dụng cuối cùng.
Tham gia vào kênh phân phối có hai nhóm thành viên là các tổ chức hoặc cá nhân:
– Nhóm thứ nhất là các thành viên chính thức của kênh, những người trực tiếp tham
gia vào quá trình mua bán và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của hệ thống kênh.
Họ bao gồm: Nhà sản xuất hay nhập khẩu; các trung gian thương mại bao gồm những nhà
bán buôn và những nhà bán lẻ; những khách hàng cuối cùng.
– Nhóm thứ hai bao gồm các tổ chức bổ trợ, những người cung cấp dịch vụ Marketing
chuyên nghiệp cho các thành viên chính thức trong kênh. Họ làm cho quá trình phân phối
hàng hóa trong kênh diễn ra dễ dàng nhưng lại không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
cuối cùng của hệ thống kênh.
Phân phối là một khâu quan trọng trong chiến lược Marketing mix 4P. Nó mang laị sự
lưu chuyển giúp sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Đồng thời chính sách cho các trung
gian phân phối sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chức năng cơ bản của kênh phân phối là: Giúp đưa sản phẩm đến khách hàng cuối
cùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm
mà họ yêu cầu.
Giải quyết ba mâu thuẫn cơ bản gia sản xuất và tiêu dùng, đó là:
– Mâu thuẫn giữa nhu cầu đa dạng nhiều loại sản phẩm nhưng với số lượng ít của các
khách hàng với các nhà sản xuất thường sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối
lượng lớn.
– Mâu thuẫn giữa việc sản xuất sản phẩm thường ở một địa điểm nhưng tiêu dùng
chúng lại rộng khắp hoặc ngược lại.
– Mâu thuẫn giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng sản phẩm không trùng khớp
với nhau.
Một số chức năng khác:
Nhà quản trị Marketing sẽ quyết định phân công ai sẽ thực hiện các chức năng này với mức
độ nào để có hiệu quả nhất.
Promotion – Chiêu thị
Promotion hay còn gọi theo tiếng Việt là chiêu thị/xúc tiến thương mại/truyền thông
Marketing, là chữ P thứ tư của 4P trong Marketing mix và cũng không kém phần quan trọng
so với 3 P trên. Chiêu thị có vai trò thúc đẩy hoạt động mua – bán diễn ra nhanh hơn, mạnh
hơn và xây dựng, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Phối thức chiêu thị
Phối thức chiêu thị (Promotion Mix)
Mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn của sản phẩm phải quyết định cho mình 1 phối
thức chiêu thị để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Phối thức chiêu thị là sự phối hợp các công cụ
để đạt được các mục tiêu truyền thông và bán hàng.
Như vậy, để xây dựng phối thức chiêu thị cho doanh nghiệp của mình, trước hết bạn cần nắm
5 công cụ chiêu thị sau:
– Quảng cáo: mang thông điệp kêu gọi trực tiếp thực hiện một hành vi nào đó (mua,
download, đăng ký,…).
– Khuyến mãi: nhằm kích thích tiêu dùng mua sản phẩm và gắn bó với nhãn hiệu. Mỗi
chương trình khuyến mãi được tổ chức theo từng đợt thời gian ngắn (theo quy định của pháp
luật Việt Nam là một đợt không vượt quá 45 ngày, trong một năm không vượt quá 90 ngày).
Các hình thức khuyến mãi thường gặp như phiếu giảm giá, quà tặng mua hàng, rút thăm trúng
thưởng, dùng thử sản phẩm,…
– Chào hàng/bán hàng cá nhân: Đặc điểm riêng biệt của chào hàng cá nhân là tính “cá
nhân”, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa 1 đại diện bán hàng và khách hàng. Công cụ này có vai
trò cực kỳ quan trọng với các ngành kinh doanh giải pháp và máy móc công nghiệp.
– PR: nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu thông qua những câu chuyện
thực tế, tổ chức sự kiện kết nối doanh nghiệp với khách hàng, tài trợ chương trình vì cộng
đồng, thông cáo báo chí về kết quả kinh doanh,… nhằm tạo sự tin tưởng vào thương hiệu, tư
đó gián tiếp tác động đến hành vi mua của khách hàng. Quảng cáo khác với PR ở sự kêu gọi
trực tiếp khách hàng thực hiện hành vi (mua, đăng ký,…), thường có mục đích nhắm thẳng
vào doanh số, còn PR lại có mục đích là xây dựng thương hiệu.
– Marketing trực tiếp: doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp đến khách hàng dù họ ở đâu
(không thông qua trung gian phân phối nào), cho phép khách hàng phản hồi (đặt hàng, góp ý,
liên hệ tư vấn, trả lời thư…) gần như ngay lập tức khi nhận được thông điệp của doanh nghiệp,
và doanh nghiệp có thể đo lường được các phản hồi này. Ví dụ như TeleMarketing (giới thiệu
sản phẩm, thu thập thông tin khách hàng thông qua điện thoại, phân loại khách hàng, sau đó
có thể sử dụng chào hàng cá nhân đến khách hàng tiềm năng), gửi catalogue cho khách hàng,
gửi thư qua bưu điện,… và hình thức cực kỳ quen thuộc là Marketing Online.
Khi thiết lập một phối thức chiêu thị (promotion mix), bạn nhất định phải nhớ đến tính
“mix” giữa các công cụ. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên sự cộng hưởng về mặt hiệu quả.
Và để các công cụ trên “chạm” vào được khách hàng mục tiêu, chúng ta cần đến các
phương tiện. Các phương tiện quen thuộc bạn thường gặp như: truyền hình, báo chí, điện
thoại, mạng internet (website, email, mạng xã hội,…), phương tiện ngoài trời và ngoài đường
(áp phích, panô, trạm dừng xe buýt,…), catalogue,…
Các chiến lược chiêu thị
Chiến lược kéo:
Chiến lược kéo có mục đích nhằm lôi kéo sự chú ý, kích thích khách hàng mua sản
phẩm bằng cách sử dụng các công cụ chiêu thị tác động trực tiếp đến khách hàng. Khi họ đã
có nhu cầu mua sản phẩm, họ sẽ tìm đến các trung gian phân phối. Điều này lại tác động kích
thích các trung gian tìm đến nhà sản xuất để nhập hàng về bán.
Các công cụ chiêu thị được dùng trong chiến lược kéo ở khắp mọi nơi, nhất là ở các
phương tiện truyền thông đại chúng: quảng cáo rầm rộ trên tivi, xe buýt, chương trình khuyến
mãi vào các dịp lễ lớn, dùng thử sản phẩm ở siêu thị, bài viết PR trên báo chí, tài trợ cho các
chương trình truyền hình, các sự kiện nhân văn, các hoạt động Marketing Online như SEO
(khách hàng sẽ nhìn thấy website của bạn trên TOP kết quả tìm kiếm Google), marketing trên
Fanpage và website, gửi Email Marketing giới thiệu sản phẩm.
Một điều đặc biệt nữa là đối với kênh phân phối trực tiếp, nhà sản xuất chỉ có thể dùng
chiến lược kéo. Bởi vì chiến lược đẩy chỉ được áp dụng cho trung gian phân phối.
Chiến lược đẩy
Ngược với chiến lược kéo, chiến lược đẩy tập trung vào việc “đẩy” sản phẩm từ nhà
sản xuất đến các cấp trung gian phân phối. Khi sản phẩm được dồn về các đại lý, họ sẽ tìm
cách marketing để đẩy sản phẩm xuống các cấp thấp hơn, cứ như thế cho đến khi sản phẩm được
khách hàng tiêu thụ. Như vậy, nhà sản xuất sử dụng các công cụ chiêu thị để tác động trực
tiếp lên các trung gian phân phối.
Thông thường, nhà sản xuất sẽ xây dựng chính sách chiết khấu hấp dẫn cho trung gian
phân phối. Đi kèm với đó, nhà sản xuất còn tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp (có chức
năng hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực,…) nhằm thuyết phục các đại lý bán sản
phẩm của mình. Khuyến mãi cho trung gian bán hàng cũng là công cụ được sử dụng nhiều
trong chiến lược đẩy, bao gồm: thưởng doanh số, hội thi cho các trung gian bán hàng, hội
chợ, triển lãm, trang trí cửa hàng, tặng quà, thưởng du lịch hàng năm,…
Phối hợp chiến lược kéo – đẩy
Hầu hết các công ty lớn đều sử dụng chiến lược kéo – đẩy. Chiến lược này phối hợp
đồng thời giữa việc kích cầu người tiêu dùng (khách hàng) và đẩy mạnh sản phẩm đi qua các
trung gian.
Khi thế giới thay đổi từng ngày, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất khác
biệt thì hệ thống Marketing 7P ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Marketing hiện đại.
Mô hình Marketing 7P được sử dụng chủ yếu trong ngành cung cấp dịch vụ với 3P được thêm
vào như sau: People (con người), Process (Quy trình cung ứng), Physical evidence (Trải
nghiệm thực tế).
People – Con người
Tất cả các tác nhân là con người đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch
vụ và ảnh hưởng đến nhận thức của người mua, cụ thể là: nhân viên công ty, khách hàng và
tất cả những khách hàng khác trong môi trường dịch vụ đó. Ngoại hình của họ như thế nào?
Cách ăn mặc của họ ra làm sao? Thái độ và hành vi của họ,… đều ảnh hưởng đến nhận thức
khách hàng về dịch vụ đó.
Người cung cấp dịch vụ hay là người liên hệ có thể có vai trò rất quan trọng. Trên thực
tế, đối với một số dịch vụ như dạy học, tư vấn và các dịch vụ dựa trên nghề nghiệp khác thì
người cung cấp dịch vụ cũng chính là dịch vụ. Trong một vài trường hợp thì người liên hệ
cũng có thể có vai trò rất nhỏ, ví dụ như lắp đặt điện thoại, người xử lý hành lý của các hãng
hàng không,…
Process – Quy trình cung ứng
Quy trình đề cập tới luồng hoạt động và cơ chế diễn ra khi có sự tương tác của khách
hàng và doanh nghiệp. Ví dụ về một quy trình đơn giản: Khi bạn muốn trở thành thành viên
và sử dụng dịch vụ của Netflix, bạn sẽ phải đăng ký thành viên trên trang web, sau đó
download app Netflix và xem phim
Các nhà marketing phải đảm bảo các quy trình này luôn được kiểm soát chặt chẽ và tính
nhất quán trong trải nghiệm khách hàng. Một quy trình lý tưởng nên tốn ít thời gian nhất trong
tất cả các lựa chọn có sẵn và tốn ít chi phí nhất để đem lại hiệu quả tối đa cho công ty
Physical evidence – Điều kiện vật chất
Môi trường cung cấp dịch vụ là nơi mà công ty có tương tác với khách hàng, và bất kỳ
thành phần hữu hình nào tạo điều kiện giao tiếp và thực hiện dịch vụ. Trải nghiệm thực tế bao
gồm tất cả thành phần hữu hình – chẳng hạn như tài liệu, giấy báo, danh thiếp, thiết bị,… Trong
một số trường hợp, nó bao gồm cả cơ sở vật chất ở nơi cung cấp dịch vụ, ví dụ như nhà hàng
tiệc cưới,… Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như dịch vụ viễn thông, cơ sở vật chất có
thể không liên quan. Trong trường hợp này thì các biên lai thanh toán và hình thức giao dịch
mới dùng để đánh giá trải nghiệm cho khách hàng.
Sự trải nghiệm thực tế sẽ mang lại cơ hội tuyệt vời để cho công ty lan truyền những
thông điệp thích hợp và mạnh mẽ về mục tiêu của tổ chức, các phân khúc thị trường dự kiến
và bản chất của dịch vụ.
PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA VINPEARL PHÚ QUỐC RESORT & GOLF
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
Lịch sử hình thành và phát triển
Thông tin chung
Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc
· Tọa lạc tại vị trí: Bãi Dài, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam.
· T: (+84) 297 384 4292
· E: teetime-phuquoc@vinpearl.com
– Vị trí tọa lạc tại phía Bắc của đảo Phú Quốc thuộc Bãi Dài – đây là bãi biển đẹp nhất
hành tinh nằm ở phía Tây Bắc của đảo Phú Quốc đang phát triển mạnh mẽ, trở thành đặc khu
kinh tế trong tương lai.
– Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf đã được chủ đầu tư khai trương vào ngày
31/10/2015 với diện tích 39,39 ha, diện tích cho xây dựng biệt thự là 14,19ha. Dự án hoàn
thiện đã cung cấp một quần thể với 231 biệt thự nghỉ dưỡng đơn lập với diện tích thiết kế từ
376m2 – 1470m2 có số phòng ngủ từ 02 – 04 PN.
– Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc thiết kế đẹp, mê hoặc và sang trọng khi được bố
trí hài hòa giữa phong cách Pháp hiện đại, trang bị đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.
– Có 402 phòng nghỉ và 220 biệt thự đã được trang bị đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Mọi phòng của các căn biệt thự và khách sạn đều có ban công view hồ bơi; bãi biển
đem lại cảm giác thoải mái, không gian sống xanh và gần gũi với thiên nhiên sống xanh.
– Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf được thiết kế đẹp, sang trọng, mang phong cách
kiến trúc châu Âu tân cổ điển, đồng thời được bố trí nằm liền kề sân golf thiết kế với 18
lỗ đạt chuẩn quốc tế trên đảo.
– Vinpearl Phú Quốc Resort & Gold là một trong những quy mô do tập đoàn Vingroup
là chủ đầu tư và sở hữu.
Vingroup là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Khi tham gia vào bất kỳ
một lĩnh vực nào cũng chứng tỏ được vai trò là người tiên phong và dẫn dắt cho sự thay đổi
bắt kịp xu hướng người tiêu dùng trên thị trường và chuyên cung cấp những sản phẩm và
dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế. Với mục tiêu phát triển mang phong thái chuyên nghiệp thì
tập đoàn Vingroup còn tập trung xây dựng hệ sinh thái đa dạng lớn nhất với 3 lĩnh vực chính
là công nghệ, công nghiệp và thương mại du lịch.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
Cơ sở vật chất
Cơ sở lưu trú
Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc nằm ở phía Bắc đảo Phú Quốc, tọa lạc tại Bãi Dài
– một trong những bãi biển đẹp nhất của đảo Phú Quốc.
– Có tất cả 402 phòng nghỉ và 220 biệt thự được trang bị đầy đủ tiện nghi tiêu chuẩn
quốc tế. Các phòng đều có ban công hướng ra hồ bơi, bãi biển đem đến cảm giác dễ chịu với
không gian sống gần gũi thiên nhiên.
– Không những đáp ứng được nhu cầu riêng tư resort còn mang lại sự thư giãn tối đa
cho du khách khi lựa chọn các loại phòng với trang thiết bị hiện đại tiện nghi và không kém
phần sang trọng, đem đến một trải nghiệm tuyệt vời.
Loại phòng/ Biệt thự |
Diện tích | Giường – Tiện Nghi |
Deluxe hướng biển |
01 giường đôi/02 giường đơn, tủ lạnh, bàn làm việc, |
42m2 | phòng có ban công, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt. |
Deluxe hướng vườn |
Senior Suite hướng vườn |
80m2 | 01 giường đôi, đầu DVD, tủ lạnh, bàn làm việc, phòng có ban công, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt. |
Senior Suite hướng biển |
||
Family Suite | 84m2 | 02 phòng ngủ, đầu DVD, tủ lạnh, bàn làm việc, có ban công, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt. |
Biệt thự 02 phòng ngủ hướng vườn |
190m2 | 01 phòng 02 giường đơn, 01 phòng giường đôi, tủ lạnh, bàn làm việc, hồ bơi riêng, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt |
Biệt thự 02 phòng ngủ hướng biển |
||
Biệt thự 03 phòng ngủ hướng vườn |
290m2 | 01 phòng 02 giường đơn, 02 phòng 01 giường đôi, tủ lạnh, bàn làm việc, hồ bơi riêng, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt. |
Biệt thự 04 phòng ngủ hướng vườn |
360m2 | 01 phòng 02 giường đơn, 03 phòng 01 giường đôi, tủ lạnh, bàn làm việc, hồ bơi riêng, buồng tắm đứng và bồn tắm nằm riêng biệt. |
Cơ sở ăn uống:
Resort có 04 nhà hàng là The Verandah, The Prime Bar & Grill, Beach House, Garden Court và 01 Pool Bar, 01 Patio Lounge. Đối với du khách đặt phòng kèm bữa sáng có thể lựa chọn 01 trong 04 nhà hàng để thưởng thức bữa sáng tự chọn. Thực đơn của các nhà hàng gần như giống nhau, số lượng nhà hàng mở cửa phục vụ tùy theo công suất khách. Giờ phục vụ bữa sáng: 06:00-10:30.
+ Nhà hàng The Verandah: Nằm tại Club House. Nhà hàng có sức chứa khoảng 340 người,
phục vụ các món ăn mang hương vị Á – Âu.
+ Nhà hàng The Prime Bar & Grill: Nằm tại tầng 01 cạnh hồ bơi chính. Nhà hàng có sức chứa
500 khách, phục vụ các món ăn mang hương vị Á – Âu.
+ Nhà hàng Beach House: Nằm ở khu vực ngoài trời cạnh bể bơi. Nhà hàng có sức chứa 500
khách, phục vụ các món ăn mang hương vị Á – Âu.
+ Nhà hàng Garden Court: Nằm tại tầng 01. Nhà hàng có sức chứa 286 người, phục vụ món
ăn mang hương vị quốc tế hòa trộn phong cách Pháp nhưng vẫn mang đậm truyền thống Việt
Nam.
– Pool Bar: Có sức chứa 500 khách.
– Patio Lounge: Nằm gần biển, có sức chứa 175 khách.
Cơ sở vui chơi giải trí:
Resort có 01 hồ bơi người lớn ngoài trời. Độ sâu từ 0,6m đến 1,25m.và 01 hồ bơi trẻ
em ngoài trời nằm cạnh hồ bơi người lớn. Độ sâu trung bình khoảng 0,7m.
– Khu vui chơi trẻ em: Resort có khu vui chơi cho trẻ em và có bảo mẫu giữ trẻ.
– Phòng tập thể hình: Phục vụ miễn phí cho du khách nghỉ dưỡng.
– Akoya Spa: Akoya Spa kết hợp nhiều phương pháp massage nổi tiếng: Balinese
massage, massage Lomi Lomi của người Hawaii, Shiatsu của Nhật, Thụy Điển, Thái…
– Ngoài ra còn có sân quần vợt và các lớp học Taichi, Yoga, Aerobic hồ bơi, nhảy dù,
lướt sóng, lặn biển, câu cá trên biển, chèo thuyền kayak, phao chuối, dù lượn…
– Vinpearl Golf Phú Quốc mang đến cảm giác độc đáo nơi thiên đường nhiệt đới với
những tán rừng rậm rạp và bãi biển thanh bình. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ và thách
thức trên các đường golf sẽ đem đến cho golf thủ những bất ngờ ngay lần đầu trải nghiệm.
Công ty thiết kế sân golf hàng đầu thế giới IMG Worldwide đã tận dụng ưu thế địa hình để
tạo nên một sân golf 18 lỗ golf chuẩn quốc tế trên đảo Phú Quốc đầu tiên với nhiều thử thách
bất ngờ. Mỗi đường Golf lại mang dấu ấn riêng từ địa hình khu vực đến các chướng ngại vật
trên sân với những mức độ khó khác nhau, mang đến trải nghiệm đa dạng cho người chơi.
Đánh giá hoạt động kinh doanh của Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
– Tập đoàn Vingroup là một công ty đa ngành tại Việt Nam. Hoạt động trong lĩnh vực
Du lịch – Giải trí của Vingroup là Vipearl với vốn đầu tư ban đầu là 60 tỷ. Là đối tác của các
hãng lữ hành trong nước và quốc tế, công suất phòng tại Vinpearl luôn đạt tới 90-95% và đạt
100% vào mùa cao điểm.
– Theo báo cáo năm 2019 của Vingroup, Vinpeal đã có một trong những con số ấn
tượng trong năm khi đạt 4,9 triệu đêm khách bán tại Vinpearl.
– Hoạt động vận hành của Vinpearl đạt những thành tựu khả quan. Trong năm 2019,
khách Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 29% tổng đêm phòng bán. Tỷ trọng khách nước ngoài
chiếm 71%, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga là các thị trường chính. Tổng số đêm
khách lưu trú đạt khoảng 4,9 triệu, tăng kỷ lục gần 43% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
hệ thống khách sạn Vinpearl tại Nha Trang dẫn đầu, tại Đà Nẵng và Phú Quốc đứng vị trí thứ
hai và ba.
– Tổng doanh thu năm 2019 đạt 13.986 tỷ đồng, chủ yếu từ hoạt động kinh doanh dịch
vụ khách sạn du lịch – vui chơi giải trí và hoạt động xây dựng. Lỗ sau thuế ghi nhận là 4.754
tỷ đồng chủ yếu do các cơ sở mới khai trương trong giai đoạn Vinpearl mở rộng nhanh chóng
chưa đạt được tỷ lệ lấp đầy cao trong khi năm 2019, Vinpearl không còn ghi nhận nhiều doanh
thu/lợi nhuận từ việc bàn giao condotel, biệt thự biển như các năm trước.
– Tính riêng mảng vận hành khách sạn và vui chơi giải trí (không bao gồm chương
trình cam kết condotel/biệt thự biển), doanh thu thuần đạt 8.019 tỷ đồng, tăng 24,9% so với
2018. EBITDA bộ phận đạt 863 tỷ.
Từ đầu năm 2020, thế giới và Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn do virus
Covid-19 tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Theo báo cáo mới nhất của World Bank, do
ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 4,9% trong năm 2020,
thấp hơn nhiều so với mức 7,02% trong năm 2019. Du lịch Việt Nam trong năm 2020 cũng
không tránh khỏi những ảnh hưởng từ việc suy giảm lượng khách du lịch.
Phân tích SWOT
Điểm mạnh
– Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc nằm ở phía Tây Bắc của đảo Phú Quốc, cách sân
bay Phú Quốc khoảng 33km, thị trấn Dương Đông 19km, bãi sao 45km, bãi biển Ông Lang
16km, bãi Khem 47km, làng chài Hàm Ninh 37km. Ngoài ra, Vinpearl Resort Phú Quốc cách
Vinpearl Land Phú Quốc chỉ 1km, Safari Phú Quốc chỉ 4,8km, Vinmec 1,5km, sân golf
Vinpearl Phú Quốc 3,2km, bãi biển Gành Dầu 6km.
– Có vị trí địa lý và thời tiết thuận lợi.
– Có bể bơi ngoài trời view biển đẹp. Không chỉ đảm bảo các phòng và biệt thự có tầm
nhìn tuyệt đẹp, thoáng rộng, Vinpearl còn sở hữu thiết kế nổi bật với hệ thống hồ rộng lớn và
trải dài xuyên suốt tạo ra ưu thế tất cả các căn biệt thự đều có view hồ.
– Có nhiều nhà hàng để khách hàng tự do lựa chọn và trải nghiệm, đã nhận được nhiều
sự hài lòng từ các du khách nước ngoài.
– Có nhiều tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.
– Sở hữu Resort đạt tiêu chuẩn quốc tế cung cấp những dịch vụ cao cấp và được chọn
để đăng cai nhiều sự kiện mang tầm quốc tế.
– Có đường bờ biển dài tới 7km, các khách sạn, resort hay villa ở đây đều có vị trí rất
gần biển nên bạn có thể đi bộ ra bãi biển tắm sau đó quay lại phòng.
– Ở Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc, nếu bạn muốn di chuyển về trung tâm thị trấn
Dương Đông thì có thể đi xe bus, còn nếu bạn muốn đi Vinpearl Land hay Vinpearl Safari
Phú Quốc thì bạn có thể đi xe điện miễn phí và còn được giảm giá vé tham quan, bạn còn
được xe bus đưa đón sân bay miễn phí.
Điểm yếu
– Nhìn chung Vinpearl Resort Phú Quốc có vị trí sát biển, view đẹp nhưng mà lại hơi
xa khu trung tâm thị trấn Dương Đông và chợ đêm Phú Quốc nên bạn mà muốn đến khu vực
này thì phải tốn tiền đi taxi, resort Vinpearl Phú Quốc cũng cách các địa điểm du lịch nổi
tiếng ở Phú Quốc khá xa nên chỉ thích hợp cho những người không muốn di chuyển nhiều.
– Giá cả các sản phẩm dịch vụ còn khá cao so với chất lượng của chúng.
– Buffet ở bên khu Vinpearl Resort & Golf không có nhiều món Việt và ít hải sản hơn.
Khách hàng thường phải cân nhắc nhiều khi lựa chọn.
– Đợi xe điện đưa đón đến khu Vinpearl Land hay Safara hay di chuyển giữa các khu
trong resort khá lâu.
– Cách khu ăn uống và khu đông dân cư xa nên buổi tối khá buồn, ăn uống giá đắt.
– Check in – check out nhiều lúc còn chậm.
– Nhiều công trình xây dựng gần đó nên đường vào hơi bụi bẩn và ồn.
– Nếu đi đúng dịp lễ/tết hay dịp cuối tuần mùa hè thì khách đến ở rất đông, ăn sáng
nhanh hết món nếu khách xuống muộn.
Cơ hội
Du lịch Việt Nam trong năm 2020 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong
dài hạn, ngành du lịch sẽ nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng trở lại khi Vinpearl Resort
luôn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn du khách. Theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt,
du lịch được định hướng là một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế đến năm 2025
phục vụ 30 – 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng
thu 45 tỷ đô la và đóng góp trên 10% cho GDP.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến khởi công nhiều hạng mục,
công trình nâng cấp, mở rộng các sân bay như xây dựng nhà ga T2 tại sân bay Cát Bi, nhà ga
T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, cải tạo và mở rộng nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất và
nhiều dự án khác trong năm 2020, thu hút một lượng lớn du khách đến du lịch tại Việt Nam
nói chung và Vinpearl nói riêng.
Hệ thống Vui chơi giải trí cũng vừa được tái định vị để trở thành một mũi nhọn phát
triển nhanh và mạnh của Vinpearl. Bên cạnh các công viên Vinpearl Land hiện có được nâng
cấp và đổi tên thành “VinWonders”.
Thách thức
Từ đầu năm 2020, thế giới và Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn
khi dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Trong bối
cảnh dịch diễn biến phức tạp, các chuyên gia kinh tế lo ngại chủng virus nguy hiểm này sẽ đe
dọa triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) công bố đầu tháng 03, dự kiến tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt
2,4%, trong đó quý I có thể tăng trưởng âm. Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề,
dự kiến tăng trưởng chỉ đạt 4,9% so với mức 6,1% trong năm ngoái.
Cũng theo OECD, kinh tế thế giới có khả năng phục hồi lên mức 3,3% trong năm 2021.
Theo báo cáo mới nhất của World Bank, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam
dự báo tăng trưởng 4,9% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 7,02% trong năm 2019.
Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ quay lại mức cao 7,5% trong năm 2021 nhờ lực cầu được cải thiện,
ngành dịch vụ được củng cố và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hồi phục.
Tổng quan về thị trường
Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng một nhu cầu và mong
muốn mà resort có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh
tranh và đạt được các mục tiêu Marketing đã định. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác lập
nhu cầu thị trường, resort đã tiến hành việc phân đoạn thị trường. Sau đó xác định những phân
khúc thị trường hấp dẫn nhất, phù hợp với sở trường và nguồn lực doanh nghiệp. Việc lựa
chọn thị trường này chính là việc lựa chọn thị trường mục tiêu của mình. Đối với mỗi phân
khúc thị trường phù hợp, resort đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ và sự phối hợp các hoạt
động marketing khác nhau. Quá trình định vị thị trường mục tiêu gồm 2 bước:
– Dùng tiêu thức để phân đoạn theo đặc tính chung đó.
– Lựa chọn thị trường mục tiêu mà ở đó đảm bảo doanh nghiệp cạnh tranh tốt nhất và
kinh doanh có hiệu quả nhất.
Ngày 20/02/2020, Vinpeal công bố chiến lược mở rộng thị trường quốc tế tới nhiều
quốc gia và khu vực; hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa và cung cấp các gói
dịch vụ du lịch trọn gói cao cấp. Mục tiêu chiến lược nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng số
lượng du khách trong nước và quốc tế đến với hệ thống Vinpearl nói riêng và Việt Nam nói
chung.
Vinpearl mở văn phòng đại diện tại các thị trường chiến lược xúc tiến quảng bá sản
phẩm du lịch và phát triển kinh doanh trực tiếp. Các thị trường triển khai đầu tiên của Vinpearl
gồm: Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các khu vực tiềm năng như châu Âu,
Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á… cũng nằm trong lộ trình đa dạng thị trường du khách
và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu Vinpearl tới quốc tế trong năm 2020.
Nghiên cứu thị trường và phân tích môi trường
Tọa lạc giữa vùng cực bắc Phú Quốc hoang sơ, Vinpearl Golf Phú Quốc mang đến
cảm giác độc đáo nơi thiên đường nhiệt đới với những tán rừng rậm rạp và bãi biển thanh
bình. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ và thách thức trên các đường golf sẽ đem đến cho golf
thủ những bất ngờ ngay lần đầu trải nghiệm. Công ty thiết kế sân golf hàng đầu thế giới IMG
Worldwide đã tận dụng ưu thế địa hình để tạo nên một sân golf 18 lỗ golf chuẩn quốc tế trên
đảo Phú Quốc đầu tiên với nhiều thử thách bất ngờ. Mỗi đường Golf lại mang dấu ấn riêng từ
địa hình khu vực đến các chướng ngại vật trên sân với những mức độ khó khác nhau, mang
đến trải nghiệm đa dạng cho người chơi.
Theo số liệu từ Ban quản lý phát triển đảo Phú Quốc, hiện có khoảng 8.000 ha đất cho
202 dự án được chấp thuận đầu tư với nguồn vốn đầu tư lên tới 144.000 tỷ đồng (6,3 tỷ USD).
Hàng loạt dự án đình đám của các ông lớn trong ngành bất động sản đang được đầu tư xây
dựng tại hòn đảo ngọc xinh đẹp này như Vinpearl resort and golf Phú Quốc, Sonasea Villa
and Resort,…
Phú Quốc hội tụ đầy đủ những ưu thế để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hàng
đầu Việt Nam. Thiên nhiên ưu đãi với hơn 62% diện tích là rừng nguyên sinh, 150 km đường
bờ biển với những bãi biển tuyệt đẹp như bãi Dài, bãi Sao, bãi Trường… Với ưu thế tự nhiên
vượt trội, Phú Quốc sớm được nhà nước định hướng và quy hoạch để trở thành trung tâm nghỉ
dưỡng sinh thái tầm cỡ thế giới và là trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp hàng đầu Đông
Nam Á.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, Phú Quốc ngày
càng khẳng định tiềm năng to lớn thu hút các nhà đầu tư. Nhận định về tình hình đầu tư tại
Phú Quốc, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Ban Quản lý phát triển đảo Phú Quốc cho rằng Phú
Quốc đang chứng kiến một làn sóng đầu tư mới, chỉ khoảng 5 năm tới nơi đây sẽ trở thành
một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn và đặc biệt là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Chính lợi thế về điều kiện tự nhiên và chính sách hỗ trợ của nhà nước đã tạo điều kiện để bất
động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc ngày càng phát triển và sôi động hơn nữa, thu hút nhà đầu
tư, khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng. Trong tương lai không xa Phú Quốc sẽ trở thành thiên
đường nghỉ dưỡng.
Phú Quốc sẽ có thể được xây dựng dựa trên ý tưởng với ba mục tiêu hết sức cụ thể
như: xây dựng khu tài chính, khu du lịch quốc tế (có casino) và cuối cùng cảng trung chuyển
quốc tế. Trên cơ sở đó, những dự án, đã được lấp ra đồng thời quy hoạch đất đai, đề xuất thể
chế và cơ chế hành chính đặc thù.
Hiện tại những “ông lớn” trong làng bất động sản nghỉ dưỡng của nước ta như
VinGroup, CEO Group, BIM Group, hay Sun Group,…đều đã có mặt tại Phú Quốc. Tổng số
vốn đầu tư cho đến thời điểm này đã lên đến khoảng 377 nghìn tỷ đồng, với khoảng 254 dự
án quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có khoảng 22 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư lên
đến khoảng 282 triệu USD.
Những cú hit lớn khác là nền tảng tăng trưởng vững chắc cho Phú Quốc:
– Hạ tầng đô thị: từ năm 2014, nhiều tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ mới của Phú Quốc
được đầu tư, xây dựng mới. Đặc biệt, tại Nam Phú Quốc được đầu tư 2 tỉnh lộ 46 và 975. Bên
cạnh đó, An Thới được quy hoạch là khu vực đầu mối giao thông, là nơi hấp thụ dòng vốn
đầu tư về hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị, tạo ra những tuyến đường mới về đô thị, kết nối
trên toàn đảo, là điểm đến của mọi nơi đổ về Phú Quốc.
– Nâng cấp lưới điện: Phú Quốc đang được bổ sung thêm một tuyến lưới điện bằng hệ
thống lưới điện 220kw. Hiện tại dự án này đã hoàn thành được 90%, dự kiến sẽ hoàn thành
trước Tết Nguyên Đán 2021. Cú hích này giúp thúc đẩy những hoạt động, chi phí xây dựng
tại Phú Quốc nhanh hơn.
– Thu hút đầu tư: Những năm gần đây, rất nhiều tập đoàn lớn, những thương hiệu nổi
tiếng trên thế giới đã đến Phú Quốc – mang theo nguồn tài chính, kinh nghiệm, cũng như sự
vận hành bài bản và mang theo những khách hàng truyền thống từ nhiều thị trường khác của
họ đến với Phú Quốc, mở ra cho Phú Quốc sự đa dạng về đầu tư, sự lựa chọn và trải nghiệm
cho du khách.
– Bộ máy chính trị: Từ bộ máy chính quyền nông thôn, Phú Quốc nâng cấp năng lực
sang bộ máy hành chính của kinh tế đô thị, chính quyền đô thị.
Những cú hích mạnh mẽ của hạ tầng Phú Quốc là đòn bẩy lớn cho sự tăng trưởng của du lịch
Phú Quốc.
Năm năm trở về trước, Phú Quốc trong tiềm thức của khách du lịch chỉ là 1 hòn đảo
với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình mà thiên nhiên ban tặng. Chính vì thế, dù được ví là đảo Ngọc
của Việt Nam thế nhưng lượng du khách đến với Phú Quốc chỉ đạt hơn 300.000 lượt khách
trong năm 2012. Thế nhưng, kể từ năm 2014, con số này đã có sự tăng trưởng ngoạn mục.
Chỉ trong vòng 5 năm kể từ 2014, kết thúc năm 2019, tốc độ tăng trưởng du lịch Phú Quốc
tăng trưởng gấp 10 lần. Từ con số chưa đến 1 triệu lượt khách, thì đến năm 2019, Phú Quốc
đã đón hơn 5 triệu lượt khách.
Ngay cả trong năm 2020, khi mà dịch Covid-19 đã lan rộng trên khắp thế giới gây ảnh
hưởng nặng nề đến ngành du lịch thế giới, thì Phú Quốc vẫn được coi là vùng đất an toàn, và
trở thành điểm đến được nhiều du khách trong nước lựa chọn.
Theo thống kê của sở du lịch tỉnh Kiên Giang, trong quý I, Phú Quốc đã đón hơn 1
triệu lượt khách, nếu so với con số 644.000 lượt khách của “đàn anh” Nha Trang thì con số
này của Phú Quốc rất đáng được ghi nhận. Đặc biệt, trong tháng 7/2020, khi mà dịch bệnh
Covid tái bùng phát, thì Phú Quốc vẫn đón 706.799 lượt du khách, tăng 29% so với cùng kỳ.
Tính tổng năm 2020, Phú Quốc đón hơn 3.6 triệu lượt khách du lịch. Mặc dù, lượng
khách du lịch giảm hơn so với 2019, tuy nhiên đây vẫn là con số ấn tượng trong một năm đầy
biến động của ngành Du lịch thế giới
Có thể thấy, từ 2014 đến 2019, trung bình mỗi năm Phú Quốc tăng 35% lượng khách
du lịch. Nếu tính theo mức độ tăng trưởng này, năm 2025, Phú Quốc sẽ đón gần 16 triệu lượt
khách.
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng luôn là đối tượng hướng đến của mỗi doanh nghiệp, yếu tố quyết định
thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch
vụ. Khách hàng tại nên thị trường. Nhu cầu của khách hàng chủ yếu hình thành bởi các yếu
tố: thu nhập, động cơ du lịch, độ tuổi, trình độ học vấn…. Với mỗi nhóm khách hàng có nhu
cầu khác nhau tạo nên các phân khúc thị trường khác nhau, tuy nhiên yếu tố động cơ đi du
lịch vẫn là yếu tố chi phối nhiều hơn
Đối tượng khách hàng mà resort vinpearl Phú Quốc muốn hướng tới và đủ được chia
thành nhiều nhóm với nhiều yếu tố khác nhau như khách đi nghĩ dưỡng, khám phá những
đối tượng khách có thu nhập cao và muốn tận hưởng một cuộc sống khác cách xa trung tâm,
những người thích hoạt động thể thao ngoài trời như golf, hoặc là gia đình, nhóm bạn người
thân để tận hưởng, thư giãn cuộc sống
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trong bất cứ lĩnh vực nào, đăc biệt trong ngành du lịch nói chung và kinh doanh
resort nói riêng, để hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh cũng như tầm quan trọng của chúng, ta
cần phải xét qua 4 cấp độ canh tranh như sau:
– Cạnh tranh mong muốn: Thu nhập mỗi cá nhân là một con số nhất định, với con số
tiền giới hạn người ta có nhiều lựa chọn để tiêu dùng vào nhiều việc khác nhau. Vì thế resort
cần phải đưa ra các quyết định Marketing chính xác, thu hút khách hàng chấp nhận chi trả
vào các dịch vụ du lịch của mình mà không phải resort khác
– Cạnh tranh công dụng: là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm du lịch. Cùng một nhu
cầu đi du lịch, đi khám phá nhưng khách hàng lại có thể đưa ra sự cân nhắc giữa điểm đến.
Xác định rõ nguồn lực, điềm mạnh của mình để đưa ra giải pháp Marketing phù hợp, giảm
giá, khuyến mãi để tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong tình hanh hiện nay,
đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh covid này. Điển hình có đối cạnh tranh như
InterContinental Phú Quốc Long Beach Resort.
– Cạnh tranh trong ngành: Cùng một sản phẩm du lịch vẫn có nhiều doanh nghiệp
cùng cung cấp. Các chiến lược Marketing phải độc đáo, hiệu quả là cực kì quan trọng để thu
hút khách hàng đến với doanh nghiệp thay vì là các đối thủ khác. Như Radisson Blu Resort
Phú Quốc, La Veranda Resort Phú Quốc.
– Cạnh tranh thương hiệu: Giữa nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng sản phẩm, dịch vụ
du lịch cho cùng đối tượng khách hàng, resort cần phải xây dựng thương hiệu và tạo cho mình
chỗ đứng riêng. Các đối thủ cạnh tranh gay gắt như JW Marriott Phú Quốc, Emerald Bay
Resort & Spa, Pullman Phu Quoc Beach Resort.
Chiến lược Marketing mix (7P) của Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
Product – Chích sách sản phẩm
Khách hàng mục tiêu của Vinpearl Resort and Golf Phú Quốc chính là những khách thượng
lưu, có thu nhập cao và rất cao. Đây là nhóm khách hàng chịu chi nhưng lại rất khó tính và
có những đòi hỏi cao. Vì vậy sản phẩm của Vinpear Resort and Golf Phú Quốc phải thực sự
tốt.
– Chính sách về danh mục sản phẩm: đa dạng hóa sản phẩm
– Phòng ốc: Có 402 phòng khách sạn, 220 biệt thự được phân theo những hạng phòng
riêng biệt
– Đồ ăn và đồ uống: 04 nhà hàng là The Verandah, The Prime Bar & Grill, Beach
House, Garden Court và 01 Pool Bar, 01 Patio Lounge.
– Phòng tiệc, hội nghị: Hệ thống phòng hội họp và hội nghị tinh tế với tổng diện tích
bao phủ 2.800m2 được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, là địa điểm tổ chức sự
kiện, hội họp, tiệc cưới, gala cuối năm, dịch vụ trọn gói. Với 5 phòng studio với diện
tích từ 30 đến 60m2 phù hợp với các cuộc họp có quy mô nhỏ hơn, 2 phòng chức
năng hiện đại với diện tích 50m2.
– Phòng tập gym, bơi lội
– Spa, chăm sóc sức khỏe: Akoya Spa
– Dịch vụ check in, check out
– Tour du lịch: Vinwonders, Vinpearl Safari, tour lặn biển, tham quan thành phố
– Dịch vụ đi kèm như: đưa đón sân bay, thuê xe
– Chính sách về tiện ích: sang trọng, hiện đại, tiện nghi. Cung cấp hồ bơi lớn cho cả
trẻ em và người lớn; sân golf 27 lỗ đạt chuẩn quốc tế; gần các khu vui chơi giải trí lớn, sân
tennis, phòng tập thể dục (Gym), khu vườn cho trẻ có dịch vụ bảo mẫu và các nhà hàng bên
bãi biển,…
– Chính sách đặc quyền sử dụng tiện ích vượt trội và hệ thống dịch vụ chuẩn 5 sao quốc
tế: VinCharm Spa, Vinwonders, Vinpearl Safari, Vinpearl Golf Club,…
– Chính sách chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Vươn tới mục tiêu “Khách
sạn Việt Nam – vươn tầm thế giới”, Vingroup đã tiến hành nâng cấp đồng bộ toàn hệ thống
Vinpearl lên chuẩn 5 sao quốc tế với 12 nhóm dịch vụ là dịch vụ vận chuyển, đón tiếp, ẩm
thực, thể thao, vui chơi giải trí, trông trẻ, du lịch trải nghiệm, du lịch kết hợp hội thảo (MICE),
du lịch y tế… và dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24
– Áp dụng chính sách các gói sản phẩm dịch vụ thuộc Vinpearl một cách đồng bộ, toàn
diện (bao gồm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,…)
Price – Chính sách giá
Một thực tế không thể phủ nhận là giá cả của dịch vụ sẽ khó định giá hơn các sản phẩm hữu
hình. Vinpearl Resort&Golf tiến hành định giá theo doanh thu, định giá gộp và định giá cộng
thêm kết hợp với chính sách giá theo đối tượng, số lượng. Tuy nhiên vẫn quan tâm đến giá
cảm nhận và giá theo mùa, giá combo. Giá thuê phòng tại Vinpearl Resort&Golf được tính
theo ngày, thời gian nhận phòng là 14:00 giờ, thời gian trả phòng là 12:00 giờ trưa.
– Chiến lược giá cho gói sản phẩm: Vinpearl Resort&Golf Phú Quốc đưa ra các combo
để cho khách chọn với mức giá thấp hơn tổng mức giá của các dịch vụ đơn lẻ cộng lại.
Ví dụ combo 3 ngày 2 đêm với giá bán 2.150.000 3,250VND/ khách (giá này chỉ có giá trị
đến hết ngày 28/02/2021). Dịch vụ bao gồm:
+ 02 đêm nghỉ tại villa nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao.
+ Ăn 01 bữa sáng buffet quốc tế hàng ngày tại nhà hàng
+ 1 ngày vui chơi không giới hạn số lượt tại khu vui chơi Vinwonders & Safari.
+ Miễn phí sử dụng bể bơi, xông sục, xe điện nội khu, phòng tập GYM.
+ Miễn phí đón tiễn sân bay Phú Quốc
+ Ưu đãi đặc biệt (chọn 1 trong 3):
+ Miễn phí phụ thu 1 trẻ em dưới 12 tuổi ngủ chung giường.
+ Tour lặn biển.
+ Tour tham quan thành phố.
– Chiến lược điều chỉnh giá:
+ Định giá phân biệt: Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc đưa ra với mức giá phòng Vinpearl
Resort and Golf Phú Quốc niêm yết là 3,36 triệu/ đêm nhưng sẽ khác nhau tùy theo từng vị
trí ( view sân vườn, biển, hồ bơi,..), loại hình ( phòng nghỉ, căn hộ,..), số phòng nghỉ dưỡng,
đối tượng ( hội viên, khách lẻ,..) số lượng ( gia đình, đi đơn lẻ,..),…
+ Chiết khấu mùa vụ: vào các mùa thấp điểm hay như tại thời điểm dịch Covid giá phòng
giảm một cách rõ rệt để duy trì khách hàng trong cả năm.
– Định giá khuyến mãi: Không phải đưa ra các giá khuyến mãi quá nhiều vì sợ tạo hình
ảnh không tích cực về các sản phẩm của mình, thay vào đó resort tạo các sản phẩm dưới
những hình thức đặc biệt và khuyến mãi một số thành phần như giá vé chơi Golf, ăn uống tại
nhà hàng, voucher mua sắm,… nhằm kích thích khách sử dụng những dịch vụ khác.
Ví dụ: Chương trình khuyến mại đặt phòng Vinpearl dịp khai trương Phú Quốc United Center,
Áp dụng đến 30/09/2021
– Giảm 20% trên các mức giá golf như sau:
+ Giá đoàn 10 khách:
Ngày thường: 2.250.000 VNĐ
Cuối tuần: 2.700.000 VNĐ
+ Giá Corp:
Ngày thường: 2.100.000 VNĐ
Cuối tuần: 2.500.000 VNĐ
+ Đại lý book cho khách có ở resort Vinpearl.
Ngày thường: 1.700.000 VNĐ
Cuối tuần: 2.050.000 VNĐ
– Tặng voucher Mua sắm, ăn uống tại Grand World trị giá 500.000 VNĐ/ khách áp
dụng sau 21/04
– Chủ động thay đổi giá: Khu nghỉ dưỡng cũng áp dụng chủ động cắt giảm hay tăng
giá và đáp ứng những thay đổi giá trên thị trường theo mùa cao điểm, thấp điểm. Thể hiện rõ
nhất ở chiến lược này là thời điểm dịch Covid, giá cho những sản phẩm sẽ điều chỉnh giảm
rõ rệt.
Place – Kênh phân phối
Kênh phân phối trong resort thường là kênh ngắn. Vinpearl Resort Golf cũng vậy, sử dụng 2
kênh phân phối chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
– Với kênh trực tiếp: Vinpearl Resort&Golf bố trí nhân viên giới thiệu, tiếp nhận yêu
cầu đặt phòng; gửi thông tin dịch vụ đến khách hàng tiềm năng, hoặc khách hàng đặt phòng
thông qua Website http://Vinpearl.com, qua email res.VPRGPQ@vinpearl.com hoặc qua số
điện thoại 1900 232389
– Với kênh gián tiếp: kênh này thu hút một lượng khách du lịch rất lớn,Vinpearl
Resort&Golf liên kết với các hãng lữ hành, đại lí du lịch ( viettravel, fiditour,
saigontourist,…), các đại lí du lịch trực tuyến ( agoda, booking, traveloka,…), các hãng hàng
không ( bamboo airway, vietjet,…) bán dịch vụ lưu trú cho khu nghỉ dưỡng
Promotion – Chiêu thị
Vinpearl Resort&Golf đã phối hợp các công cụ Marketing với chính sách truyền thông cổ
động mạnh mẽ:
– Quảng cáo: Bằng các ấn phẩm như danh thiếp, brochure, các bì thư, thẻ danh thiếp
thành viên, tờ rơi, và quảng cáo qua các trang mạng xã hội (facebook, instagram, youtube,…)
và thông qua các website đặt phòng trực tuyến có liên kết với resort để biết đến resort rộng
rãi hơn.
+ Resort cố gắng tạo hình ảnh cho sản phẩm của mình thông qua nhiều cách thức: Hầu hết
các sản phẩm của resort đều có tên và biểu tượng (logo) của resort từ bao diêm, khăn tắm, xà
phòng cho đến đồng phục, ô tô của resort; tất cả các giấy tờ giao dịch trong resort đều có logo
của resort, địa chỉ, số điện thoại, số fax, E-mail và có trang Website của resort rất thuận tiện
cho việc liên hệ với resort; ở dưới sảnh luôn có các tờ rơi in tên, biểu tượng resort, giới thiệu
một số dịch vụ cơ bản trong resort và có chỉ dẫn đường tới resort.
+ Resort thường xuyên in tập gấp, tờ rơi (tiếng Việt, Anh, Trung, Nhật,…) trong đó cung cấp
một số thông tin về các sản phẩm dịch vụ thông qua các hình ảnh về cơ sở vật chất kỹ thuật,
trang thiết bị của resort. Ngoài ra, trong các tập gấp, tờ rơi đó còn cung cấp những thông tin
về các hoạt động đang diễn ra tại resort.
+ Resort còn tiến hành các chương trình quảng cáo trên báo chí, tự giới thiệu về mình.
+ Resort có các tập san, báo sổ, in lịch,…gửi tới khách hàng, các đối tác thông qua các hội
nghị khách hàng, các cuộc triển lãm, hội thảo, hội chợ,…
+ Resort thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ về du lịch trong nước, giới thiệu,
quảng cáo các sản phẩm của mình đồng thời học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác và ký kết
các hợp đồng về du lịch.
– Khuyến mãi: vào các dịp lễ lớn, các mùa,… và các giá ưu đãi cho gói hội viên, khách
hàng thân thiết theo hạng.Việc tham gia vào pearl club sẽ nhận được nhiêu ưu đãi cho việc sử
dụng các dịch vụ tại resort của toàn hệ thống Vinpearl như giảm giá 50% chi phí sử dụng sân
Golf, 30% dịch vụ Spa,…
– Quan hệ công chúng:
+ Về đối ngoại: Viện trợ cho các chương trình ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid;
hưởng ứng giờ Trái Đất hằng năm bằng cách không chỉ giảm thiểu sử dụng điện năng mà còn
tham gia dọn dẹp, vệ sinh rác quanh khu vực biển; trồng cây phong ba chắn gió, cố định cát,…
Vì resort thuộc tập đoàn Vingroup nên những việc của Vingroup tham gia vào cộng đồng sẽ
mang lại cho resort những hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng nói riêng và công chúng nói
chung.
+ Về đối nội: Resort luôn tạo ra môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hòa đồng,
giúp đỡ lẫn nhau cho các nhân viên. Việc đưa ra các chính sách giải thưởng với những danh
hiệu đặc biệt nhằm khuyến khích làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên
– Marketing trực tiếp: Gọi điện, gửi thư mời tham gia trong các dịp Vinpearl
Resort&Golf có sự kiện, như sự kiện ra mắt siêu quần thể United Center Phú Quốc
(21/04/2021).
People – Con người
Con người là nhân tố rất quan trọng trong việc hoàn thành nên sản phẩm dịch vụ, dịch vụ và
con người là 2 yếu tố không thể tách rời nhau. Không có con người sẽ không có dịch vụ. Vì
thế, lý thuyết 7p trong Marketing dịch vụ đề cao yếu tố con người bằng cách chú trọng đến
việc đào tạo và tuyển chọn nhân, đặc biệt đòi hỏi rất cao về thái độ làm việc. Chính vì thế khu
nghỉ dưỡng có sự phân bố chức năng và nhiệm vụ chính đến từng bộ phận một cách rõ ràng.
Tuy nhiên mỗi người trong khu nghỉ dưỡng đều phải hiểu biết về công việc của khu nghỉ
dưỡng để có thể trả lời khách hàng về bất cứ vấn đề gì mà khách hàng cần biết. Công tác điều
hành được các nhân viên thực hiện tương đối chặt chẽ, chính xác và theo sát chương trình.
– Quan tâm chăm sóc khách hàng.
– Định hướng phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho nhân viên: trang phục, ngoại
hình, nghi thức giao tiếp, nhiệt huyết với công việc…
Tuy nhiên, nhân viên thời vụ chưa được quan tâm đúng mức và nhân viên chưa được giám
sát thực hiện nghiêm nghặt, chuyên môn, thái độ nhân viên còn bị đánh giá thấp.
Process – Quy trình cung ứng
Đang từng bước hoàn thiện tiến trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ qua 4 khâu: trước
khi khách đến, khi khách đến, trong quá trình khách lưu trú và khi khách rời đi.
– Đã áp dụng quy trình check in và check out tại bộ phận lễ tân, quy trình làm phòng,
quy trình phục vụ nhà hàng và cung ứng dịch vụ khác, và quy trình xử lý phàn nàn theo tiêu
chuẩn quốc tế…
– Tuy nhiên, các quy trình cung cấp dịch vụ bổ sung vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà,
gây phiền cho khách.
Physical evidence – Điều kiện vật chất
– Vinpearl Resort & Golf Phú Quốc nằm trong quần thể du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl
Phú Quốc đạt chuẩn đẳng cấp 5 sao của tập đoàn Vingroup, có mức đầu tư lên tới hơn 1 tỷ
USD tại Phú Quốc.
– Trang thiết bị nội thất hiện đại, tính mỹ thuật cao, nhân viên chuyên nghiệp. Tuy
nhiên việc kiểm soát tác động của thiên nhiên đối với các thiết bị ở ngoại cảnh chưa tốt.
ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA VINPEARL PHÚ QUỐC RESORT & GOLF
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
– Xây dựng được mối quan hệ với 1 số đối tác có uy tín và 1 số khách hàng trung thành
nhất định, đặc biệt là các thành viên của tập đoàn Vingroup nói chung và của hệ thống
Vinpearl nói riêng.
– Xác định được khách hàng mục tiêu và định vị sản phẩm đối với khách hàng mục
tiêu.
– Dịch vụ có chất lượng cao cấp
– Chính sách giá hợp lý và linh hoạt
– Kênh phân phối ngắn dễ quản lý
– Chính sách xúc tiến truyền thông đạt thành công nhất định
– Xây dựng tính chuyên nghiệp cho nhân viên
– Quy trình phục vụ theo chuẩn quốc tế.
– Kiến trúc hiện đại, cảnh quan hữu tình.
Nhược điểm
– Chính sách chất lượng và chăm sóc khách hàng chưa đồng bộ.
– Chưa quan tâm thỏa đáng giá theo mùa và giá cảm nhận
– Bộ phận lễ tân nói riêng và toàn thể nhân viên hoạt động chưa hiệu quả, bị khách
đánh giá thấp về chất lượng nhân viên.
– Chưa cập nhật thông tin trên các trang Web của resort và đổng thời trang Web khó
nhìn, và tìm kiếm thông tin khó khăn, chưa rõ ràng, cụ thể
– Nhân viên làm bán thời gian chưa ổn định về phong cách phục vụ chuyên nghiệp,
chưa linh hoạt trong xử lý tình huống
– Một số quy trình còn rườm rà gây phiền hà cho khách ở một số thời điểm.
– Chưa kiểm soát tốt các thiết bị ngoài trời.
Những giải pháp để hoàn thiện chiến lược Marketing Mix tại Vinpearl Phú Quốc
Resort & Golf
Product – Sản phẩm
Sản phẩm lưu trú
– Ngoài hoạt động cho thuê buồng phòng, khu nghỉ dưỡng còn có thể đi theo hướng
mới. Công suất biệt thự, villa vẫn chưa ở mức cao, có thể áp dụng hình thức cho thuê căn hộ
dài hạn.
– Mục đích:
+ Làm đa dạng hóa cách thức kinh doanh, đa dạng nguồn doanh thu của khách sạn.
+ Tạo diện mạo mới, nâng cao chất lượng, hình ảnh của khu nghỉ dưỡng.
Sản phẩm tổng hợp
– Cả nhà đi nghỉ dưỡng
– Tour trọn gói tuần trăng mật
Sản phẩm phi truyền thống
– Festival ẩm thực
– Biểu diễn tài nấu nướng các món ăn đặc sản vùng miền
– Tuần lễ BBQ, tuần lễ hải sản
– Mục đích:
+ Cung cấp thức ăn cho khách tại khu nghỉ dưỡng
+ Tạo giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các vùng, các nước…
· Hình thành nên các câu lạc bộ
– Câu lạc bộ người chơi golf: giao lưu, khuyến khích tạo thành một nhóm, xây dựng
cho họ một nơi riêng biệt tại sân golf
– Câu lạc bộ lặn biển: một nhóm những người yêu thích lặn biển sẽ tìm tới nhau và tìm
đến khu nghỉ dưỡng.
– Mục đích:
+ Khách dành nhiều thời gian hơn ở trong khu nghỉ dưỡng
+ Chi phí ăn uống cao, lôi kéo người thân vào hội, tức trở thành khách hàng của khu nghỉ
dưỡng. Việc đầu tư nhà hàng tại các câu lạc bộ không lớn, chỉ cần loại hình Snack Bar
· Sản phẩm ẩm thực
Dưới sự chỉ đạo của các chuyên viên dinh dưỡng học. Tùy theo nhu cầu và mục đích
ăn của khách mà chuyên viên sẽ xây dựng những thực đơn khác nhau thích hợp cho suốt thời
gian lưu trú tại khách sạn.Ví dụ như ăn chay, ăn kiêng, ăn dưỡng bệnh… Nhà bếp phải tuân
thủ sự chỉ dẫn trong cách chế biến. Những chuyên viên này cần phải có bằng cấp cao, tốt
nghiệp từ các trường danh tiếng, có nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh đó còn có các chuyên viên về yoga, thiền định, gym, chuyên gia vật lý trị
liệu, massage… Họ sẽ làm nên “thương hiệu” cho khu nghỉ dưỡng
Price – Giá
Thay đổi giá theo thời điểm
Qua việc tìm hiều tình hình kinh doanh của Vinpearl Resort&Golf, ta thấy rằng vào
thời điểm hiện tại khu nghỉ dưỡng đã có được chính sách giá khá đầy đủ và ổn định để đáp
ứng được những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Tuy nhiên, chưa quan tâm thỏa đáng giá
theo mùa và giá cảm nhận.
– Mùa cao điểm: Thời gian đẹp để nghỉ dưỡng tại Phú Quốc thường là vào tháng 10
đến tháng 3 năm sau., hoặc đến tận tháng 5 nếu thời tiết thuận lợi. Thêm nữa, khoảng thời
gian cuối năm đảo ngọc Phú Quốc sẽ rất sôi động bởi các sự kiện như Haloween, Giáng sinh,
pháo hoa đêm giao thừa…. Đây là thời điểm khu nghỉ dưỡng thu hút nhiều khách trong và
ngoài nước. Giá cả lúc này nên tăng cao.
– Mùa thấp điểm: Giai đoạn từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 10 thì rơi vào mùa mưa ở
Phú Quốc. Vì vậy, thời điểm này khu nghỉ dưỡng nên áp dụng chính sách hạ giá, kết hợp
combo nghỉ dưỡng hoặc thêm một số quyền lợi như: vé tham quan Vinpearl Land. Vincharm
Spa hoặc bữa ăn tại các nhà hàng trong khu nghỉ dưỡng…Tuy nhiên, mức giá không nên thấp
quá bởi Vinpearl Resort & Golf đã có uy tín và thương hiệu nổi bật.
– Mục tiêu:
+ Hướng tới sự thay đổi về giá mùa cao điểm và thấp điểm trong năm.
+ Đem lại nguồn doanh thu cả năm cho khu nghỉ dưỡng
· Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh
– Thị trường du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc đang phát triển mạnh mẽ với sự đầu tư
của các tập đoàn lớn như Marriott International, AccorHotels, InterContinental Hotels Group
(IHG)
– Mục tiêu:
+ Giúp nhìn nhận đúng về đối thủ cạnh tranh
+ Tiết lộ thông tin về độ bảo hòa của thị trường
+ Nâng cao cơ hội kinh doanh và tìm ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả
+ Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp của mình
Place – Phân phối
– Kênh phân phối hiện tại của Vinpearl Resort&Golf tập trung quá lớn vào các trung
gian Marketing, các công ty lữ hành. Hình thức phân phối này tuy đem lại doanh thu lớn
nhưng lại chứa sự rủi ro từ sự trung thành của công ty lữ hành bởi lẽ trong trường hợp để
đối thủ cạnh tranh ưu đãi lớn hơn.
– Điều quan trọng là nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bán hàng trưc tiếp kỹ năng
thuyết phục khách hàng, tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó cần cải tiến hệ thống bán hàng
trực tiếp của khách sạn thông qua website.
– Mục tiêu:
+ Giảm sự phụ thuộc vào các trung gian Marketing, các công ty lữ hành
+ Đảm bảo an toàn cho việc kinh doanh lâu dài
+ Tăng doanh thu thông qua nguồn khách lẻ từ việc bán phòng trực tiếp tới cá nhân, nhóm,
cty…
Promotion – Chiêu thị
Khuyến mãi dịch vụ lưu trú
Đối với khách hàng trung thành
– Khách hàng trung thành là một nhóm khách hàng ổn định đem lại lại cho khu nghỉ
dưỡng nguồn doanh thu ổn định và đáng kể. Khu nghỉ dưỡng cần tạo ra nhiều chương trình
hơn cho nhóm khách hàng này như tích điểm đổi thành các kì nghỉ. Các mức điểm sẽ tương
ứng với quyền lợi nhất định, như: miễn phí thức ăn, đồ uống nhẹ, miễn phí buffet, miễn phí
gia han check-out…
– Mục tiêu:
+ Thúc đẩy khách hàng đặt phòng nhiều hơn
+ Giúp tối đa hóa công suất đặt phòng và bán được các dịch vụ bổ sung khác.
· Đối với khách hàng tiềm năng – khách nội địa
Khu nghỉ dưỡng cần tập trung giảm giá phòng. Giảm giá phòng nên áp dụng một số kỹ thuật
như:
– Kéo dài thời gian lưu trú của nhóm khách hàng này
– Giảm giá phòng không có nghĩa là giảm chất lượng dịch vụ, thậm chí khu nghỉ dưỡng
cần tặng kèo một số dịch vụ bổ sung
– Cần chú trọng các tour chất lượng cao dành cho khách nội địa
Khuyến mãi dịch vụ ẩm thực
– Sử dụng ưu thế sẵn có với sự đa dạng các nhà hàng ở Vinpearl Resort & Golf như:
Pool Bar, Patio Lounge, The Prime Bar & Grill, Beach House, Garden Court Restaurant.
Thường xuyên thay đổi thực đơn, đưa ra sản phẩm mới theo mùa đảm bảo vẫn dựa theo phong
cách chung của khu nghỉ dưỡng và tạo tính thân thuộc hơn với khách hàng. Ngoài các chương
trình ẩm thực hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, khu nghỉ dưỡng cần các chương trình khuyến
mãi như:
+ Đi theo nhóm 4 người, 8 người, 10 người; giảm 5%, 10%, 15%
+ Khuyến mãi vào các ngày lễ trong năm
– Mục tiêu:
+ Tăng doanh thu
+ Thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ ẩm thực
Khuyến mãi dịch vụ hội nghị, hội thảo và tiệc
Tiệc, tiệc cưới
– Đại diện tiêu biểu cho loại hình khuyến mãi này là Đám cưới đình đám nhất Showbiz
Việt: Đông Nhi – Ông Cao Thắng. Vinpearl đã
+ Được báo chí nhắc đến liên tục, đây là cách làm “truyền thông 0 đồng”
+ Được đông đảo khách mời check-in rầm rộ, đặc biệt là giới nghệ sĩ nổi tiếng
+ Được tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng
· Khách đoàn nghỉ dưỡng kết hợp hội thảo, hội nghị
– Giảm giá phòng, cung cấp nước uống miễn phí tại hội nghị
– Cung cấp đầy đủ các thiết bị tiện nghi cho hội nghị
– Tặng quà lưu niệm cho đoàn khách
Tăng cường hoạt động quảng cáo
– Trong tình hình biến động của dịch Corona, nền du lịch đang có những biến động,
nhiều doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú đã cắt giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên
Vinpearl là một tập đoàn lớn vì vậy nên giữ nguyên chi phí đầu tư cũ hoặc đàu tư hơn nữa
cho chi phí quảng cáo. Đây là một công cụ xúc tiến có hiệu quả đề cập các thông tin về các
chương trình khuyến mãi của khu nghỉ dưỡng đến với khách hàng một cách nhanh nhất, cụ
thể là:
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài và đặc biệt là qua
các báo tạp chí có liên quan. Vinpearl Resort & Golf nên tăng cường quảng cáo trên tạp chí
hướng dẫn du lịch (The guide), tạp chí của hãng hàng không Việt Nam (Heritage) vào mùa
du lịch.
+ Ngoài ra khách sạn cũng nên quảng cáo trên các báo, tạp chí tiếng Anh xuất bản tại Việt
Nam như VietnamNews, VietnamInvestment Review hay Economic Times… vì các báo này
được hầu hết các nhà kinh doanh, các cán bộ nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo dõi.
– Ngoài các phương tiện trên thì cũng phải tăng cường quảng cáo qua các tờ gấp. Khách
sạn đã có những tờ gấp có một mặt đăng những hình ảnh giới thiệu về khách sạn và các dịch
vụ của khách sạn, còn mặt kia thì in bản đồ chi tiết mà khách có thể dùng nó cho chuyến đi
du lịch của mình, trong đó có in vị trí của khu nghỉ dưỡng thật dễ thấy cho khách để ý. Tập
gấp này nên để lại ở phòng chờ của sân bay hay gởi đến các hãng hàng không, các công ty du
lịch. Không chỉ có thế, khách sạn còn cần quảng cáo ở trên áp phích ngoài trời, hợp tác với
các hãng tắc xi để họ quảng cáo cho khu nghỉ dưỡng trên xe.
– Để có được những kết quả tốt nhất còn phải thường xuyên quan sát, xem xét, đánh
giá các hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh. Từ hoạt động này, Vinpearl Resort & Golf
có thể rút ra xem mình đã đạt được những gì và còn có điểm yếu gì, điểm mạnh nào so với
đối thủ khi ấy khách sạn sẽ tận dụng được những cơ hội nhất định và khắc phục được những
hạn chế của mình.
– Mục tiêu:
+ Giúp cho các chương trình khuyến mãi đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả
+ Tăng doanh thu cho khu nghỉ dưỡng
+ Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Lưu ý là phải xác định nội dung và hình ảnh quảng cáo
+ Thông tin đưa ra trên các tờ quảng cáo phải chân thực
+ Khơi gợi tính tò mò của khách hàng
+ Hình ảnh đẹp, sắc nét
Quan hệ công chúng, tuyên truyền
Tham gia các hoạt động xã hội
Hướng tới sự xây dựng hình ảnh Vinpearl Resort & Golf trong mắt cộng đồng, bạn bè trong
nước và quốc tế. Tập đoàn Vingroup rất thành công trong việc làm công tác cộng đồng.
Vingroup nên đầu tư hơn nữa trên những thứ đã có với phương châm xây dựng văn hóa doanh
nghiệp trên khát vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống
nhân văn của người Việt. Văn hóa này không chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho
người lao động, mà còn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
Trong tình hình dịch Corona vẫn đang tiếp diễn. Vinpearl Resort & Golf cần
– Cố gắng giữ công ăn việc làm cho dân địa phương – người làm trong khu nghỉ dưỡng
– Có các quỹ hỗ trợ dịch bệnh
– Đầu tư vào trang thiết bị y tế địa phương
· Tổ chức các buổi giới thiệu doanh nghiệp
– Hướng vào những doanh nghiệp có tầm cỡ quốc gia với rất nhiều cho nhánh toàn
quốc, như các ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty
– Để thành công, khu du lịch cần viết thư mời đến các doanh nghiệp
· Tham dự hội chợ, triển lãm xúc tiến du lịch
– Tham gia các hội chợ du lịch, triển lãm về du lich do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du
lịchtổ chức
– Tham gia các triển lãm quốc tế lớn, cử người đại diện tham gia để nắm bắt tình hình
du lịch thế giới từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp
Chính sách con người
Đối với lĩnh vực kinh doanh khu nghỉ dưỡng thì con người là yếu tố quan trọng cần
được quan tâm giải quyết hơn cả, con người quyết định tất cả bởi sản phẩm dịch vụ được tạo
ra khi có sự tiếp xúc giữa con người với con người. Phần lớn nhân viên trình độ ngoại ngữ
còn chưa thông thạo dẫn đến ngại giao tiếp với khách nước ngoài làm cho khách hàng ấn
tượng về nhân viên là không năng động, nhiệt tình, hiếu khách.
· Biện pháp khắc phục tình trạng này:
– Mời giáo viên giảng dạy ngoại ngữ cho nhân viên hoặc cử nhân viên đi học tại các
trung tâm các thứ tiếng mà khách sạn cần tập trung là tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật.
– Với những nhân viên không giao tiếp nhiều với khách như nhân viên buồng, nhân
viên của câu lạc bộ thì cũng phải giao tiếp được những câu đơn giản
– Quy định việc học tập, kiểm tra trình độ ngoại ngữ như hoàn thành một công việc cụ
thể, phải kiểm tra thường xuyên để nhân viên không quên và tập trung vào học tập.
– Tổ chức các buổi thuyết trình, thảo luận 6 tháng một lần hay khi có sự thay đổi về
sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại nên trưng cầu ý kiến của nhân viên về dịch vụ
của khách sạn.
– Tổ chức buổi học cho các nhân viên mới về truyền thống, lịch sử, sản phẩm, vị trí
các bộ phận cho nhân viên mới cho khách sạn nhằm cho nhân viên hiểu rõ hơn về công việc
và khu nghỉ dưỡng mình đang làm việc.
– Tăng cường sự phối hợp giữa lãnh đạo và nhân viên thông qua việc sử dụng các hòm
thư góp ý của nhân viên đối với lãnh đạo về tình hình khu nghỉ dưỡng về cách điều hành của
lãnh đạo. Nếu lãnh đạo sai thì phải tiếp thu để giải quyết các mâu thuẫn với nhân viên và các
vấn đề trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nếu nhân viên sai thì lãnh đạo phải góp ý,
giải thích để họ hiểu và sửa chữa những lỗi lầm của họ. Đôi khi bộ phận này còn dựa việc cho
bộ phận kia do sự quản lý thiếu chặt chẽ.
– Tăng cường công tác quản lý để cho người lao động tự ý thức được công việc của
mình và tự giác hoàn thành công việc của mình.
– Quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ nhân viên nhằm thúc đẩy tinh thần làm
việc của họ. Một điểm nữa mà khách sạn cần chú ý quan tâm đó là hoạt động công đoàn trong
khu nghỉ dưỡng
– Tăng cường các hoạt động tập thể, các hoạt động bổ ích như tổ chức ca nhạc, thi tay
nghề của nhân viên trong các bộ phận, sinh hoạt đóng góp ý kiến, tiếp thu ý kiến lẫn nhau…
để thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào công đoàn một cách tích cực, nhân viên hiểu
nhau hơn và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa trong công việc.
Ngoài ra Vinpearl Resort & Golf cũng phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
Thái độ phục vụ khách và đặc biệt là họ hiểu được tính chất công việc của mình, nhận
thức được ý nghĩa của công việc mình làm. Khi đã hiểu được công việc của mình rồi thì nhân
viên họ sẽ chuyên tâm vào công việc hơn, từ đó mới có thể phục vụ khách một cách tốt nhất.
Cho nhân viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ do các chuyên gia trong và ngoài nước
giảng dạy hay cho nhân viên đi tham quan các tập đoàn khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn để
học hỏi kinh nghiệm. mời nhân viên từ các khách sạn lớn, có uy tín đến giảng dạy cho nhân
viên khách sạn của mình.
Tất cả những biện pháp trên đều nhằm mục đích làm cho chất lượng con người trong khu
nghỉ dưỡng ngày càng được nâng cao hơn. Với xu hướng cạnh tranh hiện nay thì chỉ có con
người mới tạo ra được sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ, bởi tính vô hình trong sản
phẩm, mỗi nơi lại tạo ra được một sắc thái riêng. Những phần hữu hình thì khách sạn nào
cũng có thể bắt chước được nhưng duy chỉ có con người là không thể.
Định hướng phát triển
Định hướng mục tiêu kinh doanh của Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
Tầm nhìn và sứ mệnh
Vinpearl Golf – Thỏa mãn đam mê, an nhiên tận hưởng
Từ đầu năm 2020, thế giới và Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn
khi dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tê Du lịch Việt
Nam trong năm 2020 cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng từ việc suy giảm lượng khách
du lịch vì dịch viêm phổi cấp do virus Corona. Ban quản trị của khách sạn đã có những định
hướng trong thời gian tới để tăng doanh thu, giữ vững thương hiệu của mình trên thị trường
· Tầm nhìn
Là công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt
Nam, với định hướng lấy hoạt động đầu tư – kinh doanh du lịch làm trọng tâm chiến lược,
Công ty Cổ phần Vinpearl phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam; thể hiện tầm nhìn và đẳng cấp vượt trội, tạo nên một thương hiệu du lịch mang tầm vóc
Quốc tế.
· Sứ mệnh
– Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn
quốc tế nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và mang tính độc đáo, thể hiện bản sắc
riêng của thương hiệu du lịch Vinpearl.
– Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng
tạo, cạnh tranh, thu
nhập cao và có cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
– Đối với cổ đông: Đảm bảo hài hòa lợi ích ngắn hạn và dài hạn; luôn gia tăng các giá
trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
– Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực
vào các hoạt động hướng về cộng đồng và bảo vệ môi trường; nỗ lực góp phần phát triển
ngành du lịch Việt Nam nói riêng và quảng bá hình ảnh đất nước nói chung.
· Giá trị cốt lõi
– Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm
– Coi trọng đẳng cấp, chất lượng
– Đề cao tốc độ, hiệu quả trong công việc
– Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo
– Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng
– Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng lòng trung thành
– Thượng tôn pháp luật và kỷ luật
– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự hào về
giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Mục tiêu kinh doanh
Vinpearl công bố chiến lược mở rộng thị trường quốc tế tới nhiều quốc gia và khu vực;
hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa và cung cấp các gói dịch vụ du lịch trọn
gói cao cấp. Mục tiêu chiến lược nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng số lượng du khách
trong nước và quốc tế đến với hệ thống Vinpearl nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo kế
hoạch này, Công ty Vinpearl sẽ mở văn phòng đại diện tại các thị trường chiến lược để xúc
tiến quảng bá sản phẩm du lịch và phát triển kinh doanh trực tiếp. Các thị trường triển khai
đầu tiên của Vinpearl gồm: Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các khu vực tiềm
năng như Châu Âu, Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á… cũng nằm trong lộ trình đa dạng
thị trường du khách và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu Vinpearl tới quốc tế trong
năm 2021.
Vinpearl cũng lựa chọn kết hợp với các đối tác uy tín nhất để đảm bảo tiêu chuẩn dịch
vụ 5 sao quốc tế cho du khách như Vietnam Airlines và Ingosstrakh – một trong những Công
ty bảo hiểm lớn nhất tại Nga.
Trong chiến lược hợp tác toàn diện với các hãng hàng không, Vinpearl triển khai việc
liên kết với các hãng hàng không nội địa để mở các chuyến bay cố định trong nước và quốc
tế tới Phú Quốc.
Tại Việt Nam, Vinpearl đang thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác toàn diện với
các hãng hàng không để cho ra mắt các gói dịch vụ kỳ nghỉ trọn gó0i đa dạng nhất thị trường
hiện nay. Cụ thể, Vinpearl cùng các đối tác sẽ cung cấp chuỗi dịch vụ chuyến bay – nghỉ
dưỡng – vui chơi giải trí nội địa từ các thành phố lớn đến Vinpearl và giữa các điểm đến trong
cùng hệ thống tại Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng – Nam Hội An… Chiến lược này sẽ mang
đến cho du khách những tùy chọn dịch vụ và địa phương phù hợp với mọi nhu cầu – sở thích
và chi phí hợp lý.
Riêng với thị trường Nga, Vinpearl và đối tác Vietnam Airlines sẽ mở 8 đường bay
định kỳ, nối liền 4 thành phố Moscow, Vladivostok, Novosibirsk, Ekaterinburg tới Phú Quốc
Vinpearl cũng đang tập trung phát triển các dịch vụ và sản phẩm riêng biệt ở Phú Quốc để
thu hút thị phần du khách đặc thù. Đơn cử là việc đẩy mạnh mảng du lịch – hội họp (MICE)
hướng đến những sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Định hướng này kỳ vọng sẽ đón đầu
chuỗi hoạt động mới của thời kỳ hậu dịch, tận dụng tối đa lợi thế Việt Nam là điểm đến uy
tín – an toàn của cả thế giới.
Xuyên suốt những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Vinpearl luôn không ngừng nâng
cao tinh thần phòng chống dịch, khẳng định thương hiệu “điểm đến an toàn” đối với mọi du
khách. Tại Vinpearl, hệ thống kiểm soát 3 lớp luôn ở chế độ hoạt động 24/24, đảm bảo điều
kiện kiểm soát dịch bệnh ở mức cao nhất. Đây cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng
tiêu chuẩn vệ sinh tăng cường hậu Covid-19 “Vinpearl Safe to Stay”.
Năm 2021, Vinpearl hướng đến mức tăng trưởng 200% – 250% khách nội địa so với
đỉnh khách năm 2019. Để hiện thực hóa, Vinpearl liên tiếp đưa ra hàng loạt chương trình
khuyến mại, gói dịch vụ được thiết kế gia tăng trải nghiệm và tặng kèm nhiều “đặc quyền”
cho du khách… với chi phí hợp lý, chất lượng 5 sao và đa dạng lựa chọn, phù hợp với rất
nhiều phong cách du lịch, nghỉ dưỡng của người Việt. Các kỳ nghỉ trọn gói (airtel) đã bao
gồm vé máy bay – nghỉ dưỡng, voucher đồng giá… của Vinpearl đều có mức ưu đãi lên đến
49% giá phòng và dành nhiều khuyến mãi hấp dẫn cho du khách nội địa.
Định hướng mục tiêu Marketing Mix
Mục tiêu Marketing Mix
· Tăng nhận diện thương hiệu
Thông qua các chiến dịch Marketing mà thương hiệu Vinpearl nói chung, Vinpearl Resort &
Golf sẽ được nhiều người biết đến.
– Đầu tư vào website khu nghỉ dưỡng giúp số lượng người truy cập website trực tiếp
tăng cao.
– Số lượt từ khoá tìm kiếm “khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc” mà từ khóa có tên thương
hiệu “Vinpearl”, “Vinpearl Resort & Golf” sẽ hiện ra đầu tiên.
Tóm lại, mục tiêu mong muốn đạt được khi tiến hành Marketing của Vinpearl Resort & Golf
là khi người dùng biết đến từ một trang quảng cáo hay sự kiện PR, họ sẽ vào thẳng website
của công ty hoặc sẽ dùng chính tên khu nghỉ dưỡng để làm từ khoá tìm kiếm.
· Đầu tư dài hạn
Bỏ ra chi phí cao để triển khai các chiến dịch Marketing mục đích cuối cùng của khu
nghỉ dưỡng là thu lại lợi nhuận hoặc độ lan rộng thương hiệu trong tương lai. Đây là một sự
đầu tư dài hạn vì không thể tiến hành và đạt kết quả một cách nhanh chóng.
Thông qua các chiến lược Marketing, Vinpearl Resort & Golf sẽ dần tạo được lượng
truy cập cho website, từ đó có thể bán được các sản phẩm của khu nghỉ dưỡng.
· Tăng doanh thu
Thông qua các chiến dịch Marketing để góp phần thúc đẩy doanh thu khu nghỉ dưỡng
từ việc bán các dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung, dịch vụ khác.
· Hiểu được giá trị của từng nhân viên
Việc hiểu được tính cách, giá trị của từng nhân viên, khu nghỉ dưỡng sẽ sắp xếp đúng
vị trí cho mỗi người. Qua việc trao quyền cho nhân viên mong muốn tạo ra đội ngũ nhân viên
đam mê với nghề, nỗ lực hết mình vì sự thành công chung của khách sạn.
· Tăng cường sự quản lý
Tận dụng các mạng lưới đối tác để đảm bảo khu nghỉ dưỡng có thể tiếp cận đối tượng
khách hàng rộng hơn. Tính thống nhất là cực kỳ quan trọng. Luôn luôn chia sẻ những nội
dung và hình ảnh, hành động thống nhất đến một mục tiêu đối tượng khách hàng.
Những định hướng phát triển của Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf
· Sản phẩm
Ở mảng khách sạn – nghỉ dưỡng, Vinpearl sẽ mời các công ty quản lý khách sạn danh
tiếng trên thế giới tham gia quản lý một số khách sạn trong chuỗi. Sự kết hợp của những biểu
tượng trong ngành khách sạn quốc tế với hệ sinh thái “all in one” độc đáo của Vinpearl sẽ mở
ra lựa chọn và trải nghiệm đa dạng cho du khách trong và ngoài nước. Cụ thể, du khách có
thể tùy chọn giữa phong cách bản địa với thương hiệu Vinpearl; hoặc trải nghiệm tiêu chuẩn
dịch vụ toàn cầu của các thương hiệu khách sạn quốc tế.
Hệ sinh thái “all in one” độc đáo của Vinpearl sẽ kết hợp với những biểu tượng trong
ngành khách sạn quốc tế
· Giá
Tiếp tục triển khai chiến lược giá đã đề ra. Việc định giá tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
– Khách hàng trung thành
– Khách hàng mục tiêu
– Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội
– Đối thủ cạnh tranh
Quan trọng là Vinpearl Resort & Golf phải nghiên cứu, nắm bắt kịp thời.
· Phân phối
Không nói tới hình thức của kênh phân phối trực tiếp chủ yếu được áp dụng tại thị
trường nội địa. Khu nghỉ dưỡng cần quan tâm hơn, thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các
kênh phân phối gián tiếp – các công ty Marketing, công ty lữ hành. Chú trọng nhiều hơn vào
các thị trường như Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các khu vực tiềm năng như
Châu Âu, Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á…qua các hội chợ, triển lãm du lịch Việt
Nam và triển lãm quốc tế.
· Xúc tiến
Vinpearl Resort & Golf mặc dù có website riêng nhưng không thường xuyên cập nhật
thông tin, các chương trình khuyến mãi. Sẽ tốt hơn nếu website có một diễn đàn lớn để khách
hàng có thể tiếp cận thông tin chính xác, nhanh chóng cùng với việc đưa ra ý kiến của mình
và được giải đáp thắc mắc đến từ phía khu nghỉ dưỡng
· Con người
Chú trọng công tác đào tạo để xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực và làm việc
chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, quan tâm hơn đến đời sống và phúc lợi của nhân viên.
Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ
· Về tiến trình
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quy trình thực hiện nghiệp vụ, tăng
tính chuyên nghiệp cho nhân viên, hướng tới sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng. Thực hiện
công tác nghiên cứu, sáng tạo, đưa ra quy trình mới tốt hơn và giải quyết các vấn đề của quy
trình cũ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của khu nghỉ dưỡng.
· Các yếu tố hữu hình
Làm công tác bảo trì trang thiết bị nội thất tiện nghi khu nghỉ dưỡng, tăng tính cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Quan tâm đến ngoại thất, đồng phục nhân viên
để tăng tính chuyên nghiệp cho khu nghỉ dưỡng.
Kiến nghị đề xuất
Đối với nhà nước
Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía
nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến k hích ph át triển;
tă ng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai
thác tốt tính chủ độ ng, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội ngh
ề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa
nguồn lực về t ài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tă ng cường hợp tác quốc tế
và ứng dụng khoa học một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách cho Vinpearl Phú Quốc
Resort & Golf công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Về tổ
chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên
ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến qu ốc gia; hình thành
những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật. Tăng cường ngân
sách cho việc tuyên truyền quảng bá cho ngành du lịch: Với tình hình dịch Covid hiện nay
ngành du lịch của chúng ta gặp không ít khó khăn nên đề nghị nhà nước cũng như người dân
tang cường ý thức để có thể đưa ngành du lịch phát triển vững mạnh như từ trước đến nay.
Khi đất nước ta được coi là một trong những điểm đến an toàn đồng thời là quốc gia liên tục
đăng cai các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Chính yếu tố đó đã giúp cho mức độ tăng trưởng
du lịch của nước ta ngày càng đi lên và phát triển theo hướng tích cực. Đứng trước tình hình
đó, doanh nghiệp du lịch cũng phải nhanh chóng đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá bằng
cách thực hiện chiến dịch quảng bá toàn cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt
khác Việt Nam cần mời những khách nước ngoài như các nhà báo, đại diện các hãng lữ hành,
các khách sạn đến đất nước ta để họ cảm nhận rõ ràng về một điểm đến an toàn thân thiện và
chính họ sẽ là những người quảng bá hữu hiệu nhất cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để thực
hiện được công tác quảng bá có hiệu quả cần phải chuẩn bị tốt về kinh phí và xây dựng được
chương trình quảng bá chuyên nghiệp, điều mà ngành du lịch cũng như các khách sạn không
thể làm được nếu thiếu sự quan tâm, đầu tư kinh phí từ phía nhà nước.
Đối với tổng cục du lịch Việt Nam
Quảng bá du lịch trong nước đã khó, ra nước ngoài còn khó hơn. Những thông tin về
đất nước, con người Việt Nam còn quá ít và rất khó tìm ở các nước bạn. Đây là vấn đề mà
tổng cục du lịch Việt Nam cần phải khắc phục bằng các biện pháp như:
– Mở các văn phòng đại diện ở các nước.
– Tổ chức các chương trình Road Show tại nước ngoài t hường xuyên hơn, các hội trợ
triển lãm, các liên hoan ẩm thực văn hoá,…
– Tổ chức các đoàn viếng thăm và làm việc với các cơ quan du lịch các nước như Thái
Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, … để tạo mối quan hệ, ký kết hợp tác và khơi nguồn cho khách du lịch. Ngoài ra tổng cục du lịch phối hợp với sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức sự kiện để giới thiệu, quảng bá du lịch và tạo điều kiện thu hút khách cho các resort,
trong đó có vinpearl Phú Quốc resort and golf. Bên cạnh việc quảng Đẩy mạnh việc hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và phong cách phục vụ. Ngoài ra tổng cục du lịch cũng phải chỉ
đạo cho sở du lịch, viện nghiên cứu phát triển du lịch nên nghiên cứu chương trình thuê phòng
theo định kỳ và việc thành lập một trung tâm trao đổi phòng trên thế giới, trong khu vực để
phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp đang kinh doanh khách sạn nhằm học hỏi kinh
nghiệm, cách thức tổ chức kinh doanh.
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Thế Giới nói chung và sự phát triển của kinh
tế Việt Nam nói riêng đang ngày càng có sự biến đổi không ngừng. Đời sống người dân ngày
một tốt đẹp hơn, nhu cầu cả về vật chất và tinh thần, nghỉ ngơi, thư giãn cũng ngày càng nâng
cao giúp ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn nói
riêng đã có những khởi sắc trông thấy. Số lượng các khách sạn gia tăng chóng mặt, đặc biệt
là các nhà hàng chất lượng chuẩn quốc tế, 5 sao đòi hỏi khách sạn nếu muốn giữ được lượng
khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng cần có sự thay đổi, phát triển hơn để đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng.
Để tồn tại trên thị trường đó, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình và quảng bá thương hiệu đến vơi khách hàng tiềm năm.
Với quy mô resort 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf đang cố
gắng ngày càng hoàn thiện mình để đứng vững trên thị trường kinh doanh. Với mục tiêu chính
là: tồn tại, ổn định, phát triển để đảm bảo công việc làm ăn, cải thiện đời sống của người lao
động, nâng cao chất lượng trong quy trình phục vụ để thõa mãn nhu cầu của du khách. Trong
những năm qua, hay cả trong tình hình Covid-19 khó kiểm soát toàn thể cán bộ nhân viên,
resort đã từng bước khắc phục những khó khăn, trở ngại, để đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Thời gian viết báo cáo rất gần mùa hè hay nói cách khác thì thời điểm này nhu cầu đi
du lịch của mọi người rất cao vì thời tiết khá nóng bức. Nhưng hiện tại dịch Covid-19 tiếp tục
trở lại nước ta sau nhiều ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng khiến cho ngành du
lịch nói chung và kinh doanh nhà hàng khách sạn nói riêng thêm khó khăn. Vinpearl Phú
Quốc Resort & Golf phải tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng dịch tốt nhất đảm bảo sức
khỏe cho khách hiện đang lưu trú hay những khách sẽ lưu trú trong thời gian tới.
Về việc thực hiện các chiến lược Marketing Mix (7P) Vinpearl Phú Quốc Resort &
Golf phải luôn không ngừng sáng tạo đưa ra các chiến lược cụ thể, rõ ràng nhằm quảng cáo
hình ảnh resort một cách tốt đẹp trong lòng khách hàng, để khách hàng có thể tin tưởng và an
tâm khi quyết định lựa chọn lưu trú tại Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf.